+Aa-
    Zalo

    06 cách, giải mã bài toán 'con biếng ăn', đau đầu cha mẹ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Cha mẹ có con nhỏ thường mang tâm trạng lo lắng, sốt sắng khi bắt đầu “huấn luyện” cho bé ăn những món đầu đời. Khi bước vào giai đoạn ăn dặm “cuộc chiến” thực sự

    (ĐS&PL) Cha mẹ có con nhỏ thường mang tâm trạng lo lắng, sốt sắng khi bắt đầu “huấn luyện” cho bé ăn những món đầu đời. Khi bước vào giai đoạn ăn dặm “cuộc chiến” thực sự bắt đầu với sự mệt mỏi của mẹ cùng nước mắt của con chỉ để tìm đủ mọi cách được no bụng. Và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ diễn ra từ từ, đến khi cha mẹ nhận biết được thường đã muộn. Do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu, nguyên nhân sẽ giúp mẹ đưa ra biện pháp trị biếng ăn kịp thời cho bé.

    Trẻ biếng ăn – các dấu hiệu nhận biết sớm

    Bữa ăn kéo dài hơn 30 phút/bữa

    Một trẻ ăn uống bình thường thì chỉ cần 15-20 phút là xong bữa, nhưng khi trẻ không chịu ăn hết khẩu phần hoặc phải mất cả tiếng đồng hồ để dỗ dành từng miếng, thì có thể con bạn đã bắt đầu có triệu chứng báo hiệu biếng ăn.

    Giảm số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày

    Trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ được chia số bữa ăn và lượng thức ăn khác nhau. Trường hợp trẻ ăn ít hơn 1/2 khẩu phần ăn theo tuổi, chẳng hạn như 1 tuổi cần ăn 3-4 bữa cháo (bột)/ngày kết hợp thêm khoảng 500ml sữa, nhưng chỉ ăn được 2 bữa và ít hơn 250ml sữa mỗi ngày là biếng ăn.

    Tinh thần của trẻ trong bữa ăn

    Chắc hẳn các mẹ có con nhỏ sẽ rất bực bội khi cho con ăn mà lắc đầu nguây nguẩy hoặc khóc lóc không chịu ăn. Thậm chí, nhiều trẻ nhìn thấy thức ăn còn có phản ứng nôn ọe hoặc có ăn thì ngậm chặt trong miệng không chịu nuốt.

    Chững cân liên tục trong 3 tháng liền

    Theo tài liệu “Thực trạng và giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam” của PGS.TS Lê Thị Hương (Đại học Y Hà Nội), trẻ 3 tháng liền không tăng cân là một trong những dấu hiệu suy dinh dưỡng.

    Ngoài ra, cha mẹ nên lưu ý những biểu hiện khác như: Cân nặng giảm 5-10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3-6 tháng, cùng với sự thay đổi trong sinh hoạt (quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt, cơ thể chậm chạp, chậm phát triển, cơ bắp nhão…).

    trebiengan

    Cha mẹ có biết tại sao con biếng ăn?

    Chỉ khi nào các bậc phụ huynh tìm ra được căn nguyên của vấn đề mới có thể khắc phục được chứng biếng ăn ở trẻ. Ths Điều Dưỡng Lê Thị Kim Mai – khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chỉ ra những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

    Trẻ biếng ăn do bệnh lý

    Với trẻ sức đề kháng yếu, khi virus hay vi khuẩn xâm nhập cơ thể gây viêm nhiễm, tiêu chảy, sốt, viêm đường hô hấp… khiến trẻ không muốn ăn hoặc ăn rất ít. Bên cạnh đó, trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, thời tiết thay đổi gây ốm vặt cũng dễ dẫn đến khó ăn, khó nhai nuốt. Ngược lại, chứng biếng ăn có thể làm cho thể trạng của bé kém đi, rơi vào vòng luẩn quẩn bệnh tật.

    Trẻ biếng ăn do bị ép buộc

    Thường xảy ra khi cha mẹ tạo cho trẻ có cảm giác bị ép ăn như: phải ngồi một chỗ; ăn hết thức ăn trong sự bực bội, căng thẳng của mẹ… Thậm chí, có gia đình còn tìm đủ mọi cách để con ăn được nhiều như cho xem hoạt hình, đi ăn rong và nhồi nhét. Đó là những thói quen không tốt do người lớn tạo ra khiến trẻ sợ hãi, chống đối mỗi khi vào bữa.

    Trẻ biếng ăn do chưa đa dạng cách chế biến

    Cho trẻ ăn nhiều món nhưng lại không thay đổi cách chế biến, phải đi ăn lại hương vị quá quen thuộc sẽ gây ra cảm giác chán ngán. Chẳng hạn như mẹ chỉ cho trẻ ăn mãi nước rau, nước thịt, không ăn bã, lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng hoặc cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài đến 2-3 tuổi…

    Trẻ biếng ăn do thiếu vi chất

    Giai đoạn đầu đời, trẻ cần nhiều dưỡng chất để tăng trưởng nhanh chóng và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, theo báo cáo từ Viện dinh dưỡng, trẻ em Việt từ 6 tháng đến 12 tuổi thiếu vi chất nghiêm trọng, trong đó tỷ lệ trẻ thiếu Kẽm 69,4% (điều tra năm 2014-2015). Thiếu hụt vi chất Kẽm là nguyên nhân mấu chốt gây ra bệnh lý biếng ăn ở trẻ.

    Thực tế, các cha mẹ đều ý thức việc cần đa dạng các loại thực phẩm chứa đủ vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, có thể do việc chế biến không đúng cách, trẻ chỉ ăn một số món hay ăn nhiều nhưng không hấp thu… nên chúng cảm thấy chán ăn, lâu dần dẫn đến còi cọc, suy sinh dưỡng.

    Trẻ biếng ăn cha mẹ phải làm sao?

    Tác giả của cuốn sách “Ôm con đi khắp thế gian, Chữa biếng ăn thuận tự nhiên, phương pháp ăn dặm 3in1” – chuyên gia dinh dưỡng Hoàng Cường từng viết: “Trong giai đoạn từ 1-2 tuổi, sự tăng trưởng của trẻ chậm lại nên không cần nhiều calo, trái lại con có nhiều mối quan tâm muốn khám phá hơn. Vì vậy, việc ngồi ăn không phải ưu tiên hàng đầu. Điều này khiến bữa ăn của bé trở thành một cuộc chiến với nước mắt của bé và sự bực bội cho mẹ”.

    Vậy để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ, cha mẹ cần áp dụng những biện pháp sau:

    1. Cho trẻ ăn đúng thời điểm

    Không nên cho bé ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn. Khi bé bắt đầu tỏ ra tò mò nhìn cha mẹ ăn, miệng nhóp nhép thì có thể cho liếm thử chút đồ ăn (hoa quả, sữa chua). Chờ đến khi 6 tháng trở ra thì bắt đầu cho bé ăn dặm vì lúc này dạ dày phát triển toàn diện hơn và cũng đủ kích thích sự tò mò của con về việc ăn uống.

    Ban đầu bạn chỉ cần cho bé thử ăn bột, hoa quả, bột sữa. Mỗi lần cho ăn khoảng 2 thìa ăn cơm của người lớn. Ăn ít một, vừa ăn vừa cho con nếm, thưởng thức, không bón quá nhanh, không ép bé ăn nhiều hơn. Sau đó mới tăng dần lượng lên theo nhu cầu của bé.

    2. Để con được đói

    Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khi con bị đói. Hãy để cho chúng được đói, ăn món mình thích vào đúng giờ, đúng bữa, chứ không phải ăn uống như “cực hình”. Cũng không nên bắt ép trẻ ăn, quát mắng, dọa dẫm mà hãy dừng bữa khi chúng không muốn ăn thêm.

    Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, cha mẹ cần sắp xếp các bữa ăn chính và phụ cách nhau khoảng 2-3 giờ, giữa các bữa ăn chỉ cho trẻ uống nước. Trường hợp nhiều cha mẹ đáp ứng ngay khi trẻ đòi ăn bánh kẹo hoặc uống sữa lúc khát. Làm như vậy con sẽ ngang dạ, không có cảm giác đói và thèm ăn. Chúng ta chỉ nên cho trẻ ăn một lần mỗi ngày và sau khi đã ăn xong bữa chính.

    Ngoài ra, cha mẹ hãy khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động vận động như chạy nhảy, leo trèo, múa hát… trước giờ ăn để khi đến bữa chúng sẽ đói bụng và ăn ngon miệng hơn.

    3. Rèn cho trẻ tính tự lập

    Trẻ con cần được tạo tính tự lập từ bé, ngay cả trong việc ăn uống. Mẹ chỉ đóng vai trò hướng dẫn, động viên, tạo không khí vui vẻ cho con hứng thú, làm quen với nhiều mùi vị khác nhau. Con đã no bụng không muốn ăn thì dừng bữa để tôn trọng quyết định của chúng.

    Giai đoạn từ 7-9 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé bốc ăn vừa tăng vận động của bàn tay, vừa để rèn cho bé tính tự lập cao. Từ 1 tuổi trở lên, mẹ tập cho con cầm thìa để chúng tự khám phá bữa ăn.

    trebiengan1

     4. Không kéo dài thời gian bữa ăn

    Con không chịu ăn, các cha mẹ thường hay cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để ép ăn hết. Cách này khiến bé mất tập trung nên không cảm nhận được hương vị của món ăn và kéo dài thời gian ăn uống. Dẫn đến khoảng cách giữa các bữa bị rút ngắn lại, chưa kịp cảm thấy đói đã chuẩn bị ăn bữa sau.

    Do đó, một bữa chỉ cho bé ăn kéo dài tối đa 30 phút. Bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc, rồi bổ sung vào bữa kế tiếp hoặc ăn thêm bữa phụ. Ví dụ, khi bé chê vị táo, mẹ không vì thế mà nản, ép bé nhưng thử lại vào lần sau. Tránh tình trạng ép trẻ ăn quá nhiều làm con nôn ọe rồi vẫn bắt ăn tiếp dẫn đến sợ ăn.

    5. Thực đơn chế biến đa dạng, đủ chất

    Nếu con bạn đang rơi vào nhóm biếng ăn thì để bé ăn ngon, hấp thu tốt, cha mẹ cần đa dạng từ 4 nhóm thực phẩm: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất; đặc biệt là thức ăn giàu Kẽm, Selen, Vitamin nhóm B…

    Bên cạnh đó, mỗi đứa trẻ có một sở thích và khẩu vị khác nhau. Với trẻ mới bắt đầu ăn dặm, muốn kích thích sự thèm ăn cho con, mẹ chỉ cần bỏ chút thời gian thay đổi món và trang trí rau, củ, quả đẹp mắt để con tự cầm ăn trong tâm trạng vui vẻ.

    Cũng tùy theo độ tuổi, bạn có thể phân công trẻ làm những việc nho nhỏ trong bếp, cùng chuẩn bị bữa ăn. Điều này giúp con hào hứng và thấy được vai trò quan trọng của mình trong bữa cơm cho gia đình và sẽ ăn ngon miệng hơn.

    6. Bổ sung vi chất cho trẻ hết biếng ăn

    Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất bởi chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được đảm bảo. Đặc biệt, tình trạng thiếu Kẽm, Selen là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em còi cọc, chậm phát triển, rối loạn vị giác và biếng ăn.

    Cũng theo BS chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam, các vi chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình phát triển thể chất như: cơ, xương, não, hệ thống thần kinh, phát triển trí tuệ… Thiếu hụt vi chất dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng các thể như nhẹ cân, thấp còi.

    Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn là “chìa khóa” phát triển toàn diện. Việc bổ sung vi chất qua thực phẩm rất cần thiết, nhưng trong quá trình chế biến món ăn dễ bị hao hụt. Vì vậy, để trẻ không thiếu vi chất mẹ cần cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau.

    Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ có thể bổ sung cho bé sản phẩm Siro ăn ngon với công thức sản phẩm được nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao bởi Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, dựa trên thực trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt.

    Các mẹ nên lựa chọn siro ăn ngon có chứa Kẽm kết hợp với Selen, các enzym L-Lysin, Taurin và Vitamin nhóm B (B1, B2, B6), Canxi và Vitamin D3 – công thức toàn diện cho trẻ cải thiện vị giác, ăn ngon hơn, hấp thu tốt hơn; tăng hấp thu chất dinh dưỡng; phát triển hệ xương chắc khỏe, từ đó giúp trẻ tăng cân, phát triển toàn diện.

    DS Minh Hằng

    21

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/06-cach-giai-ma-bai-toan-con-bieng-an-dau-dau-cha-me-a302445.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.