+Aa-
    Zalo

    100 người lớn tuổi vây kín ôtô của chú rể, đòi quà mừng và sự thật đằng sau gây tranh cãi

    (ĐS&PL) - Tại một ngôi làng ở Trung Quốc, người dân địa phương vẫn duy trì phong tục cưới xưa để thử lòng chú rể.

    Theo truyền thông địa phương, vụ việc xảy ra hồi cuối tháng 10, khi một người đàn ông đến xã Thái Châu, tỉnh Giang Tô đón dâu. Gần đến nhà gái, cả đoàn xe bị một đám đông, đa phần là người cao tuổi chặn lại.

    Hành động này xuất phát từ tục lệ xưa ở tỉnh Giang Châu, yêu cầu nhà trai muốn xin dâu phải tặng người cao tuổi trong làng các gói đường, thuốc lá đến bao lì xì đỏ. Nếu người nhận hài lòng với lễ vật, chú rể dễ dàng được đi qua. Còn không, họ có thể không được gặp cô dâu hoặc kéo dài thời gian đám cưới để giải quyết.

    100 nguoi lon tuoi vay kin oto cua chu re doi qua mung va su that dang sau gay tranh cai1
    Đám đông chủ yếu là người già vây kín xe chú rể để đòi quà mừng. Ảnh: SCMP.

    Nghi thức chặn đường chú rể được gọi là "lan men", có nghĩa là "chặn cửa". Người dân địa phương cho biết mục đích của tục lệ này là để thử lòng chú rể, kiểm tra xem quyết tâm cưới vợ của người đàn ông ấy đến mức nào, đồng thời để cặp đôi chia sẻ hạnh phúc với mọi người bằng cách tặng quà.

    Một số người thân, bạn bè của cô dâu thậm chí còn đặt ra những thử thách như bắt chú rể giải câu đố, ngâm thơ hay thể hiện tài ca hát, nhảy múa.

    Theo truyền thống, chú rể hay người nhà phải đưa cho những người trong đám đông mọi thứ họ yêu cầu. Đó có thể là tiền mặt, thuốc lá, đường, bánh kẹo...

    Về mặt lý thuyết, nếu họ không hài lòng với lễ vật, chú rể sẽ không thể vào trong gặp cô dâu, hoặc sẽ đến nhà gái muộn.

    Một người tổ chức đám cưới ở Thái Châu tiết lộ nhà trai phải chuẩn bị nhiều quà và tiền để phân phát cho đám đông chặn xe, nếu muốn thuận lợi đón dâu. Tục lệ này được người dân hưởng ứng và duy trì qua nhiều thế hệ.

    "Nếu có nhiều người, gia đình chú rể chỉ cần bỏ một nhân dân tệ (gần 4.000 đồng) vào mỗi bao lì xì. Còn ít người, họ sẽ bỏ 10 nhân dân tệ", người này cho biết.

    Ngay khi chia sẻ lên mạng xã hội, câu chuyện đã thu hút hàng nghìn lượt bình luận, nhưng đa phần lên án truyền thống cổ hủ này.

    100 nguoi lon tuoi vay kin oto cua chu re doi qua mung va su that dang sau gay tranh cai2
    Cư dân mạng tranh cãi trước hình ảnh 100 người lớn tuổi vây kín ôtô của chú rể, đòi quà mừng. Ảnh: SCMP.

    "Thật là phong tục xấu xí. Đây rõ ràng là một vụ trấn lột"; "Phong tục này sẽ ngăn cản những người trẻ tuổi kết hôn, khi phải chịu áp lực từ sính lễ cao và phân phát quà cho người lạ", một số người nói.

    Nhưng bên cạnh đó vẫn có người lên tiếng bảo vệ : "Vấn đề là phải có một đám đông lớn để tạo ra một bầu không khí sôi động trong đám cưới. Nếu ít người đến dự lễ lan men nghĩa là nhà trai không hòa thuận với những người khác trong làng. Nếu thấy tốn tiền, chỉ cần làm các bao lì xì một nhân dân tệ là được", một người viết.

    Vài năm qua, nhiều tập tục trong đời sống xã hội ở Trung Quốc, đặc biệt là ở vùng nông thôn, liên quan đến hoạt động cưới hỏi, bị dư luận nước này phản đối, yêu cầu thay đổi. Nhức nhối nhất là vấn nạn thách cưới, trong đó nhà gái yêu cầu nhà trai phải có một khoản sính lễ (nạp tài) lớn mới đồng ý gả con. Vì tiền sính lễ quá cao mà tình trạng đàn ông không thể kết hôn ở Trung Quốc ngày càng nhiều.

    Hun nao, được gọi là "đám cưới nóng bỏng" cũng là một tập tục gặp nhiều chỉ trích. Theo đó, phong tục này cho phép những người dự đám cưới được chế nhạo chú rể, cô dâu và thậm chí cả phù dâu để tạo tiếng cười. Tuy nhiên, những hành đồng quá đà đã dẫn đến bạo lực và quấy rối tình dục được báo cáo. Hay một phong tục khác ở tỉnh Giang Tây yêu cầu cô dâu mặc trang phục cưới truyền thống phải quỳ trong vài giờ trước khi gặp chú rể, nhằm thể hiện tình cảm.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/100-nguoi-lon-tuoi-vay-kin-oto-cua-chu-re-doi-qua-mung-va-su-that-dang-sau-gay-tranh-cai-a597745.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan