+Aa-
    Zalo

    6 phát ngôn “bị ném đá” của Bộ trưởng Y tế trong năm 2013

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Năm 2013, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là một trong những quan chức có nhiều phát ngôn "ấn tượng" nhất.

    (ĐSPL) – Năm 2013, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là một trong những quan chức có nhiều phát ngôn "ấn tượng" nhất.

    Vụ Cát Tường: Chúng tôi đã làm đúng nhiệm vụ được giao

    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời báo chí bằng văn bản về trách nhiệm quản lý nhà nước về vụ việc bác sĩ Thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang xác nạn nhân Huyền xuống sông Hồng vào ngày 26/10 như sau: “Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, chúng tôi tiếp tục thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức triển khai hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khám bệnh chữa bệnh, đặc biệt là luật Khám bệnh, chữa bệnh, nghị định 87/2011/NĐ-CP, thông tư 41/2011/TT-BYT về cấp phép hành nghề. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra giám sát các hoạt động quản lý ngành, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế và các sở, ngành chức năng của địa phương đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát hành nghề y tư nhân, trong đó có cả thẩm mỹ, trên địa bàn”.


    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

    Như vậy, Bộ trưởng đã khẳng định Bộ đã thực hiện đúng nhiệm vụ được giao và cũng không đặt ra trách nhiệm cụ thể của Bộ Y tế hay cá nhân Bộ trưởng.

    Thanh tra y tế đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra

    Trong cuộc họp của Ủy ban về các Vấn đề xã hội của Quốc hội chiều ngày 25/9, khi trả lời câu hỏi về cơ chế tự phát hiện sai phạm trong ngành y, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn ra vụ “nhân bản” ở Hoài Đức để cho rằng: “Người cố tình làm sai chỉ có nội bộ mới biết được, chứ thanh tra thì chịu. Thanh tra đến là họ đưa vở sạch chữ đẹp ra”.

    Và câu hỏi được đặt ra là vậy sinh ra lực lượng này để làm gì?

    Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin

    Tháng 7 vừa qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ việc 3 trẻ sơ sinh tại Quảng Trị tử vong (ngày 20/7) sau khi tiêm vắc xin viêm gan B.

    Ngày 24/7, trả lời báo chí, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải thích là do lịch công tác ở Quảng Trị đã được… bố trí kín nên bà không thể đến thăm các gia đình có cháu bé bị tử vong và khẳng định: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”.

    Sau phát biểu đó của bà, dư luận lại đặt ra câu hỏi làm thế nào để “xử” được vắc xin?

    Thiếu giường bệnh thì phải hỏi Nhà nước

    Liên quan đến tình trạng quá tải bệnh viện kéo dài nhiều năm nhưng việc khắc phục vẫn diễn ra rất chậm, ngày 27/5, bên hành lang kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Kim Tiến đã trả lời báo chí về vấn đề giảm tải bệnh viện, đầu tư cho ngành y tế như sau: “Câu hỏi này cũng phải dành cho Nhà nước vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị. Chúng tôi rất chia sẻ với cử tri và cảm thấy đau xót vô cùng với những nỗi vất vả mà người dân phải chịu khi nằm ghép, chờ đợi lâu. Nhưng cái chính là đầu tư vì Nhà nước mình còn nghèo. Ðương nhiên, Nhà nước đã cố gắng nhưng không thể giải quyết một sớm một chiều”.

    Những phát ngôn “bất hủ” của Bộ trưởng Y tế  trong năm 2013
    Tình trạng quá tải ở bệnh viện (Ảnh: Người lao động)

    Bộ trưởng Kim Tiến còn đẩy câu hỏi của dân cho Nhà nước thì dân biết hỏi ai?

    Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị

    Ngày 25/3, tại hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án giảm quá tải bệnh viện, tổ chức tại TPHCM , Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu từ giám đốc đến trưởng, phó khoa và nhân viên các cơ sở y tế phải ký cam kết  “nói không với phong bì”.

    Lý do được Bộ trưởng  giải thích rõ: “Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của họ với người thầy thuốc. Vì thế, không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị”. Và còn đặc biệt nhấn mạnh: “Văn hóa Việt Nam... việc đưa quà biếu sau điều trị đó là tấm lòng của người bệnh”.

    Nhưng đến phiên họp toàn thể thứ 5 Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội ngày 18/4, khi có đại biểu thắc mắc: “Tôi thấy bộ trưởng có nói không nhận phong bì trước và trong khi điều trị, còn phong bì khi khám-chữa bệnh xong thì cho nhận. Tôi rất băn khoăn chỗ này, không biết nhận trước hay sau thì khác nhau chỗ nào?”

    “Tư lệnh” ngành Y tế tuyên bố chắc nịch: “Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị”

    Vấn đề là không biết Bộ trưởng cho phép hay không cho phép cán bộ y tế nhận phong bì sau khi điều trị cho bệnh nhân?

    Tăng viện phí là… thành tựu y tế

    Việc tăng giá một số dịch vụ y tế được bà Tiến coi là một trong những thành tựu hàng đầu bởi vậy nên ngày 4/1, bà đã ký quyết định công bố 10 thành tựu tiêu biểu của ngành y tế trong năm 2012.

    Bộ trưởng Kim Tiến từng cho biết, mức viện phí hiện nay là quá thấp so với giá thực chi, vô hình trung làm khổ người dân. Bộ trưởng Tiến cho rằng, việc tăng giá dịch vụ không ảnh hưởng đến người nghèo mà hoàn toàn ngược lại. Nữ Bộ trưởng nhấn mạnh, chính vì giá dịch vụ thấp nên chất lượng không thể cao, vừa làm khổ bệnh nhân, vừa làm khổ bác sĩ.

    Dư luận lại hoang mang vì không biết Bộ trưởng đã thử đặt mình vào vị trí của người dân hay chưa?

    Kim Linh 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/6-phat-ngon-bi-nem-da-cua-bo-truong-y-te-trong-nam-2013-a13291.html
    Vì sao không chất vấn Bộ trưởng Y tế?

    Vì sao không chất vấn Bộ trưởng Y tế?

    Khi đưa ra xin ý kiến các đại biểu về những bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn, trên cơ sở câu hỏi chất vấn mà vị đại biểu gửi đến Đoàn thư ký thì Bộ trưởng Y tế cũng không nhiều

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vì sao không chất vấn Bộ trưởng Y tế?

    Vì sao không chất vấn Bộ trưởng Y tế?

    Khi đưa ra xin ý kiến các đại biểu về những bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn, trên cơ sở câu hỏi chất vấn mà vị đại biểu gửi đến Đoàn thư ký thì Bộ trưởng Y tế cũng không nhiều