+Aa-
    Zalo

    Anh tuyên bố đã chuyển đạn uranium nghèo tới Ukraine

    (ĐS&PL) - Phía Anh xác nhận quốc gia này đã bắt đầu gửi các lô đạn dược tới Ukraine, bao gồm cả đạn uranium nghèo.

    Hôm nay (25/4), Quốc vụ khanh phụ trách Các lực lượng vũ trang của Bộ Quốc phòng Anh James Heappey cho biết đạn uranium nghèo (DU) dùng cho xe tăng Challenger 2 do Anh sản xuất đã đến Ukraine.

    “Chúng tôi đã gửi tới Ukraine hàng nghìn viên đạn dùng cho xe tăng Challenger 2, bao gồm cả đạn xuyên giáp uranium nghèo”, ông Heappey nói. "Số vũ khí này hiện do Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) kiểm soát".

    anh gui dan uranium ngheo toi ukraine bat chap canh bao cua nga dspl

    Anh gửi đạn uranium nghèo tới Ukraine. Ảnh minh họa

    Khi được hỏi liệu chính phủ Anh có trách nhiệm "giúp làm sạch đạn uranium nghèo" được sử dụng ở Ukraine sau xung đột hay không, vị Bộ trưởng cho biết họ "không có nghĩa vụ" phải làm như vậy, thay vào đó nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của Ukraine

    Phản ứng trước động thái trên, Đại sứ quán Nga tại London đã lên tiếng chỉ trích, khẳng định Anh "không thể trốn tránh trách nhiệm về hậu quả của việc sử dụng đạn uranium nghèo ở Ukraine".

    Uranium nghèo là sản phẩm phụ của quá trình làm giàu uranium để sử dụng làm nhiên liệu hoặc vũ khí hạt nhân. Mức độ phóng xạ của uranium nghèo bằng khoảng 60% phóng xạ của uranium tự nhiên. Tuy nhiên, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc mô tả đây là kim loại nặng độc hại về mặt hóa học và phóng xạ.

    Hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo: "Anh đã tuyên bố cung cấp cho Ukraine không chỉ xe tăng mà còn đạn pháo chứa thành phần uranium. Nếu điều đó xảy ra, Nga buộc phải đáp trả". Hiện chưa rõ Nga sẽ đáp trả bằng biện pháp nào đối với động thái của Anh.

    Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh nhấn mạnh rằng, quân đội nước này đã sử dụng uranium nghèo trong các loại đạn xuyên giáp trong nhiều thập niên và những viên đạn này không liên quan gì đến vũ khí hạt nhân.

    Mặc dù đạn uranium nghèo không được coi là vũ khí hạt nhân, nhưng mức độ phát xạ thấp của nó khiến cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc khuyến cáo nên thận trọng khi xử lý và cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra khi phơi nhiễm.

    Uranium nghèo thích hợp để làm đạn xuyên giáp vì dễ cháy. Khi va chạm với một mục tiêu cứng, chẳng hạn như xe bọc thép, mũi của thanh DU gãy, tác động và giải phóng năng lượng nhiệt tiếp theo khiến nó bốc cháy đốt cháy đạn dược và nhiên liệu, sát thương kíp xe và có thể khiến chiếc xe phát nổ. DU cũng được dùng làm đạn xuyên giáp cho pháo cỡ nòng 30, 25, 20 mm gắn trên máy bay, trực thăng, xe chiến đấu bọc thép, tàu mặt nước…

    Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) lưu ý rằng uranium nghèo chủ yếu là một hóa chất độc hại chứ không phải là mối nguy hiểm phóng xạ. Các hạt trong khí có chất này có thể hít vào hoặc ăn vào, và hầu hết sẽ được bài tiết trở ra. Dù vậy một số hạt có thể xâm nhập vào máu và gây tổn thương thận.

    Mộc Miên (Theo Firstpost)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/anh-tuyen-bo-da-chuyen-dan-uranium-ngheo-toi-ukraine-a573597.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan