+Aa-
    Zalo

    Áp lực nặng nề của của kỳ thi đại học ở Hàn Quốc và những phong tục kỳ quái

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Có lẽ do kỳ thi Đại học được ví như đấu trường sinh tử quyết định tương lai của mỗi người nên cả học sinh lẫn phụ huynh đều trở nên nhạy cảm và mê tín kì lạ.

    Có lẽ do kỳ thi Đại học được ví như đấu trường sinh tử quyết định tương lai của mỗi người nên cả học sinh lẫn phụ huynh đều trở nên nhạy cảm kì lạ.

    Đối với một đất nước vô cùng quan trọng thành tích giáo dục như Hàn quốc, kỳ thi đại học được ví như đấu trường sinh tử quyết định tấm vé thông hành vào tương lai sáng lạn phía trước của các em học sinh.

    Kì thi đại học được coi như đấu trường sinh tử với học sinh Hàn Quốc.

    Khi ngày thi tới, cả đất nước Hàn Quốc cùng hướng về các thí sinh: Các trường trung học phổ thông đều đóng cửa; các công sở sẽ cho nhân viên nghỉ việc hoặc đi làm muộn và về sớm hơn để tránh tình trạng tắc đường gây ảnh hưởng tới thí sinh; các loại xe bị cấm đi lại trong khu vực cách địa điểm thi 200m nhằm giảm tiếng ồn trong khi các thí sinh làm bài; hàng trăm mô-tô cảnh sát được huy động để đưa giúp thí sinh bị muộn đến phòng thi; trong phần thi nghe tiếng Anh buổi sáng và một phần thi vào buổi chiều, máy bay sẽ tạm dừng hoạt động hoặc cất hạ cánh trong yên lặng; các chương trình truyền hình đưa tin xoay quanh vấn đề thi cử như cách nấu bữa ăn dinh dưỡng cho thí sinh, lời chúc thi tốt từ quan chức cũng như các nhân vật nổi tiếng trong xã hội...

    Các bậc phụ huynh đi lễ, cầu nguyện cho con mình thi đỗ vào trường đại học mong ước.

    Trong khi các cô cậu cử tử tập trung đến trường thi thì cha mẹ họ lại đổ kín các đền chùa, nhà thờ để cầu nguyện cho con em mình. Rất nhiều bà mẹ đã quỳ lạy từ 1000 đến 3000 lần để cầu may cho con.

    Học sinh ở Hàn cũng tránh ăn rong biển, trứng hoặc gội đầu trước kỳ thi vì tránh điềm gở, có thể sẽ bị điểm thấp hoặc quên hết những kiến thức đã ôn luyện.

    Học sinh Hàn tránh rất nhiều thứ mang đến điềm gở cho kỳ thi.

    Một hành động có phần hơi kỳ cục khác là việc tặng giấy vệ sinh giúp sĩ tử có thể “giải quyết” bài thi tốt nhất và nhanh chóng.

    Trước kỳ thi, các học sinh cũng được tặng bánh “yut”. Đây là loại bánh gạo dẻo có ý nghĩa chúc cho học sinh “dính” vào ngôi trường mong muốn, mang đến điềm lành và những may mắn cho các em.

    Một truyền thống lâu đời của học sinh lớp 11 ở Hàn là quỳ lạy trước các điểm thi cùng nhau chúc cho các anh chị khóa trên làm bài thật tốt.

    Áp lực thi cử đè nặng lên mỗi học sinh.

    Tất cả những điều này chỉ cho thấy một sự thật là áp lực kỳ thi đại học từ cha mẹ, nhà trường và xã hội đang đè nặng lên mỗi học sinh. Có thể hiểu vì sao mà nạn tự tử trong lứa tuổi học sinh trung học tại Hàn Quốc là cao nhất.

    Học sinh Hàn Quốc phải học tập rất khắc khổ.

    Tầng lớp học sinh tại hàn Quốc cũng bị đánh giá là kém hạnh phúc nhất do lịch học dày đặc khiến họ mệt mỏi và dễ bị trầm cảm.

    Mỗi sáng, các học sinh dậy từ 6h30, có mặt ở trường lúc 8h, tan học lúc 16h (hoặc 17h nếu sinh hoạt câu lạc bộ) và trở về nhà ăn tối. Sau đó, học sinh Hàn Quốc đi xe buýt tới lớp học thêm hoặc trường tự buổi tối và học từ 18h đến 21h.

    Sau ca học buổi tối, học sinh Hàn Quốc ở lại trường 2 giờ để tự học rồi mới về nhà vào lúc 23h, thường đi ngủ lúc 2h sáng và lại thức dậy vào 6h30 để bắt đầu một ngày học mới.

    Và họ áp dụng lối sống địa ngục trên để nhằm vào một mục tiêu duy nhất: thi đỗ vào ngôi trường đại học danh giá.

    Minh Minh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ap-luc-nang-ne-cua-cua-ky-thi-dai-hoc-o-han-quoc-va-nhung-phong-tuc-ky-quai-a251541.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan