+Aa-
    Zalo

    Báo Mỹ: Cánh cửa Nhà Trắng vẫn chưa thật sự khép lại đối với Tổng thống Trump

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tờ The Hill nhận định dù Đại cử tri đoàn đã bỏ phiếu bầu ông Joe Biden làm tân tổng thống Mỹ nhưng kết quả này vẫn có thể bị bác bỏ ở Quốc hội.

    Tờ The Hill nhận định dù Đại cử tri đoàn đã bỏ phiếu bầu ông Joe Biden làm tân tổng thống Mỹ nhưng kết quả này vẫn có thể bị bác bỏ ở Quốc hội.

    Ngày 14/12, cuộc họp Đại cử tri đoàn đã chính thức xác nhận chiến thắng của đại diện đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Theo đó, ông Biden đã chiến thắng Tổng thống đương nhiệm Donald Trump với 306 phiếu bầu. Tuy nhiên, tờ The Hill cho rằng đây vẫn chưa phải kết quả chính thức cuối cùng và Tổng thống Trump vẫn còn một quân bài để lật ngược kết quả. 

    The Hill giải thích kết quả bầu cử vẫn có thể bị thách thức bởi các thành viên Quốc hội. Theo luật pháp Mỹ, Hạ viện và Thượng viện sẽ họp mặt vào ngày 6/1 để xác nhận và công bố kết quả bầu cử. Tuy nhiên, nếu một thành viên của Hạ viện và Thượng viện phản đối phiếu đại cử tri của 1 bang, họ sẽ phải họp riêng để biểu quyết về vấn đề này. 

    The Hill cho rằng Tổng thống Trump vẫn còn cơ hội ở lại Nhà Trắng. Ảnh: AP

    Với việc 126 Hạ nghị sĩ ký đơn ủng hộ vụ kiện của bang Texas yêu cầu lật ngược kết quả bầu cử và nhiều thành viên đảng Cộng hoà từ chối công nhận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử, có khả năng kết quả bỏ phiếu của vài bang chiến địa sẽ bị thách thức.

    Được biết, đạo luật về số đại cử tri (ECA) của luật pháp liên bang đã được đưa ra từ hơn 100 năm trước nhưng chưa từng được sử dụng đầy đủ. Nhiều nhà phân tích còn cho rằng đạo luật này chưa chắc đã hợp hiến.

    Đặt trong bối cảnh Quốc hội mới, do phó tổng thống chủ trì, sẽ tuyên thệ vào ngày 3/1. Trong đó, đảng Dân chủ đang chiếm ưu thế tại Hạ viện nên có vẻ như họ sẽ không bỏ phiếu thách thức kết quả bầu cử. Tuy nhiên, tại Thượng viện, tình hình có thể khác. 

    Giả sử số ghế trong Thượng viện mới là 52-48 tương ứng với 2 đảng Cộng hoà và Dân chủ, với việc một vài thượng nghị sĩ bao gồm ông Mitt Romney, bà Susan Collins và bà Lisa Murkowski đã công nhận chiến thắng của ông Joe Biden, ông vẫn có thể giành chiến thắng sát nút. 

    Bên cạnh đó, ngay cả khi Hạ viện quyết định bỏ phiếu phản đối kết quả bầu cử, ECA cũng có một điều khoản đột phá. Trong đó, điều khoản quy định nhóm đại cử tri của 1 bang sẽ được chấp thuận nếu thống đốc bang đó xác nhận kết quả bầu cử. Tờ New York Times từng nhận định nỗ lực này của đồng minh Tổng thống Trump có thể không đem đến kết quả gì.

    Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra đó là ECA giới hạn thời gian thảo luận và biểu quyết xác nhận kết quả tranh chấp 2 giờ đồng hồ với mỗi bang. Theo đó, với việc kết quả tại 4 bang chiến địa Georgia, Wisconsin, Michigan và Pennsylvania đang gây tranh cãi, thời gian thảo luận có thể kéo dài đến 8 giờ đồng hồ. 

    Luật pháp Mỹ cho phép các thành viên Quốc hội đặt nghi vấn và thách thức không chỉ phiếu đại cử tri theo tập thể (theo từng bang) mà họ còn có thể phản đối những lá phiếu của từng cá nhân. The Hill cho rằng Thượng nghị sĩ Ted Cruz, một người am hiểu luật, có thể sẽ thách thức phiếu đại cử tri cá nhân và điều này sẽ giúp đồng minh Tổng thống Trump kéo dài thời gian xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden.

    Tuy nhiên, ông Joe Biden gần như đã chắc chắn trở thành tân tổng thống Mỹ. Ảnh: Indian Expres

    Với việc phó Tổng thống Mike Pence là chủ toạ hội nghị ECA, có thể ông sẽ giúp đảng Cộng hoà trì hoãn kết quả bầu cử tới ngày 18/1. Nếu viễn cảnh này thật sự xảy ra, ông Pence có thể tuyên bố không có kết quả bầu cử của Đại cử tri đoàn. Điều này cho phép Quốc hội là cơ quan lựa chọn tổng thống và phó tổng thống trong nhiệm kỳ tiếp theo của Mỹ. Trong đó, Hạ viện chọn tổng thống và Thượng viện chọn phó tổng thống.

    Và kịch bản này có thể sẽ giúp phía Tổng thống Trump lật ngược kết quả bầu cử. Với dự đoán đảng Cộng hoà nắm quyền kiểm soát Thượng viện, ông Mike Pence có thể sẽ tiếp tục được chọn làm phó tổng thống. Trong khi đó, việc bỏ phiếu lựa chọn tại Hạ viện có phần phức tạp hơn.

    Cụ thể, khi Hạ viện lựa chọn tổng thống, họ sẽ biểu quyết theo các phái đoàn của từng bang. Với việc đảng Cộng hoà kiểm soát nhiều phái đoàn Hạ viện hơn, Tổng thống Trump vẫn còn cơ hội tái đắc cử. 

    Tuy nhiên, đảng Dân chủ chắc chắn sẽ không để viễn cảnh trên thành hiện thực. Điều đó đồng nghĩa với việc chiếc ghế tổng thống có thể bị bỏ trống. Nếu tổng thống Mỹ không được quyết định trước trưa ngày 20/1, luật kế vị tổng thống sẽ có hiệu lực. 

    Có 2 khả năng có thể xảy ra. Đầu tiên, Hạ viện không chọn được tổng thống và Thượng viện sẽ quyết định bổ nhiệm ông Mike Pence thành phó tổng thống. Bởi vậy, vị trí này có thể thuộc về ông Mike Pence nếu tổng thống không được lựa chọn trước trưa 20/1. Dù vậy, đảng Dân chủ chắc chắn sẽ phản đối và gọi quyết định này là vi hiến. Theo đó, họ có thể đưa người đứng sau ông Pence trong danh sách kế vị là Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi lên nắm quyền. 

    Tờ The Hill nhận định cuộc đua vào chiến ghế tổng thống Mỹ năm nay sẽ còn diễn biến phức tạp và chưa thể kết thúc trước ngày nhậm chức 20/1. Nhưng tính tới thời điểm hiện tại, khả năng ông Joe Biden đắc cử và sẽ nhậm chức được coi là viễn cảnh khả thi nhất có thể xảy ra. 

    Minh Hạnh(Theo The Hill)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-my-canh-cua-nha-trang-van-chua-that-su-khep-lai-doi-voi-tong-thong-trump-a349685.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan