+Aa-
    Zalo

    Bí ẩn cánh cổng duy nhất trong Tử Cấm Thành chỉ để vua Càn Long đi qua

    (ĐS&PL) - Cánh cổng bị niêm phong nằm trong khuôn viên di tích Thiên Đàn (đàn tế trời) phía Nam Tử Cấm Thành. Chỉ duy nhất Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh từng bước qua cánh cổng này.

    Tử Cấm Thành hay còn được gọi là Cố Cung nằm ở trung tâm của Bắc Kinh, Trung Quốc. Năm 1402, sau khi chiếm được Nam Kinh và lên ngôi, hoàng đế Trung Quốc Minh Thành Tổ đã dời đô về Bắc Kinh và ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành- nơi ở dành cho các hoàng đế từ các triều đại khác nhau.

    canh cong bi an nhat do can long vui mung dat ten nhung cuoi cung ong lai la vi vua duy nhat duoc buoc qua 1
    Tử Cấm Thành được bảo tồn gần như nguyên vẹn theo thời gian. Ảnh minh họa

    Tử Cấm Thành rộng 720.000 m2 với hơn 800 cung điện lớn, nhỏ có chức năng khác nhau, một số cung điện là nơi làm việc của hoàng đế, một số cung điện lại là nơi ở của các phi tần trong hậu cung.

    Tới nay, bên trong Tử Cấm Thành vẫn chứa đựng nhiều câu chuyện bí ẩn không kém phần thú vị. Một trong số đó là cánh cổng mà không ai trong thiên hạ có thể bước qua. Cánh cổng bị niêm phong hiện nằm trong khuôn viên di tích Thiên Đàn (đàn tế trời) phía nam Cố cung.

    Chỉ duy nhất Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh từng bước qua cánh cổng này. Bí mật đằng sau cánh cổng được ghi lại trên tấm bia đặt ngoài cổng.

    cụ thể, trong xã hội phong kiến, các đời vua Trung Quốc đều tổ chức lễ cầu bái thiên địa và thần linh để cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an. Lễ cúng bái thời ấy của hầu hết các triều đại đều khá phức tạp.

    Đặc biệt, người xưa có quan niệm "quyền lực của bậc quân vương là do trời ban". Các đời Hoàng đế đều tự xưng là "Thiên tử". Vì thế, việc cúng bái là đặc quyền của vua. Vị vua càng tỏ bày lòng hiếu thảo với trời thì càng thành tâm. Thiên Đàn khi ấy chính là nơi các Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện lễ tế trời đất.

    Trước khi tế lễ, Hoàng đế sẽ phải đi theo một con đường cố định, thắp hương và khấn vái khắp nơi. Sau đó, vua về chính điện để chuẩn bị cho các hoạt động khác.

    Khi chính thức tế lễ vào hôm sau, Hoàng đế sẽ phải đi qua cầu Đan Bệ dài 360 mét để đến bàn thờ, quỳ lạy dâng hương nhiều lần. Toàn bộ quá trình tế lễ đòi hỏi thể lực tốt.

    canh cong bi an nhat do can long vui mung dat ten nhung cuoi cung ong lai la vi vua duy nhat duoc buoc qua2
    Cổng Cổ Hy Môn trong Tử Cấm Thành. Ảnh: Aboluowang

    Theo sử sách ghi chép, Hoàng đế Càn Long là nhà vua có thời gian tại vị lâu nhất (61 năm) và sống thọ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Do đó, ông đích thân chủ trì nhiều lễ tế trong Tử Cấm Thành. Đến năm 1779, sức khỏe của vua Càn Long (khi ấy 70 tuổi) không còn tốt như xưa nên việc thực hiện các lễ tế ở Thiên Đàn khiến ông hao tổn sức khỏe. 

    Để giải quyết vấn đề, quan chức Thái Thường Tự đề nghị xây một cánh cổng ở phía Tây Hoàng Càn điện để rút ngắn quãng đường di chuyển đến Thiên Đàn. Nhờ đó, quãng đường đến Thiên Đàn ngắn đi đáng kể.

    Tuy nhiên, do lo lắng con cháu sau này sẽ trở nên lười biếng trong quá trình tế lễ, Càn Long lệnh cho khắc dòng chữ "Cổ Hy Môn". Ông đặt tên cổng như vậy để dặn dò hậu thế rằng những người dưới 70 tuổi không được đi qua cửa này.

    Tuy nhiên, điều mà Càn Long không bao giờ ngờ tới là từ khi cánh cổng được mở, ông là hoàng đế duy nhất bước qua đó. Sau khi Càn Long thoái vị, cửa đóng then cài. Lý do đáng buồn là con cháu sau này của ông không một ai trường thọ quá 70. Do đó, cho đến ngày nay, chỉ có Hoàng đế Càn Long là người duy nhất từng đi qua cánh cổng này.

    canh cong bi an nhat do can long vui mung dat ten nhung cuoi cung ong lai la vi vua duy nhat duoc buoc qua3
    Tranh vẽ vua Càn Long. 

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-an-canh-cong-duy-nhat-trong-tu-cam-thanh-chi-de-vua-can-long-di-qua-a567972.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan