+Aa-
    Zalo

    Biến đổi khí hậu: Hiểm họa lớn nhất đối với thế giới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Một báo cáo của Liên hợp quốc tập trung vào biến đổi khí hậu mà các nhà khoa học gọi là "mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới".

    (ĐSPL) - Một báo cáo của Liên hợp quốc tập trung vào biến đổi khí hậu mà các nhà khoa học gọi là "mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới".
    Biến đổi khí hậu: Hiểm họa lớn nhất đối với thế giới

    Biến đổi khí hậu là "mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới".

    Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cảnh báo đây là vấn đề hàng đầu của nông nghiệp thế giới, nếu các biện pháp nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không được thực hiện nhanh chóng. Báo cáo của IPCC là một sự tổng hợp các kết quả của hàng nghìn nghiên cứu, đánh giá trong suốt 7 năm qua.
    Châu Phi và Châu Á sẽ bị tổn thất nặng nề
    Báo cáo của IPCC dự đoán vào cuối thế kỷ này, "hàng trăm triệu người sẽ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ven biển và phải di dời do sạt lở đất", phần lớn là khu vực sinh sống của các đảo quốc và miền nam Châu Á.
    Báo cáo này gắn liền tăng giá thực phẩm với biến đổi khí hậu gây ra hạn hán và lũ lụt. Nó cũng dự báo giá thực phẩm sẽ tiếp tục tăng, khi sản lượng ngũ cốc giảm 2\% mỗi thập kỷ trong thời gian còn lại của thế kỉ 21. Trong khi đó, nhu cầu thực phẩm trên thế giới dự kiến sẽ tăng 14\% mỗi thập kỷ, từ nay cho đến năm 2050.
    Theo IPCC, Châu Phi và Châu Á sẽ là những châu lục hứng chịu tổn thất nặng nề. Mô hình  mưa và gió mùa truyền thống sẽ bị biến đổi khí hậu phá vỡ. Tình trạng sa mạc hoá đang lan rộng ở phía tây Ấn Độ và Trung Quốc cũng như ở phía bắc và đông Châu Phi. Các lưu vực sông Mekong, sông Dương Tử, sông Hằng và sông Brahmaputra sẽ có lũ lớn thường xuyên hơn trong những năm tới đây.
    Biến đổi khí hậu: Hiểm họa lớn nhất đối với thế giới

    Các lưu vực sông Mekong, sông Dương Tử, sông Hằng và sông Brahmaputra sẽ có lũ lớn thường xuyên hơn.

    Nếu nhiệt độ trên toàn thế giới tăng thêm ở mức khiêm tốn 2,5oC,  các nhà khoa học ước tính nó sẽ làm giảm hơn 2\% sản lượng kinh tế toàn cầu (khoảng 1.400 tỷ USD mỗi năm).
    Các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu bao gồm: giá thực phẩm cao hơn, chi tiêu trong chăm sóc sức khoẻ tăng, thiên tai như bão, hạn hán và lũ lụt, sự suy thoái của bề mặt và nước ngầm, mất đất do ngật lụt các vùng ven biển bởi mực nước biển dâng cao.
    Theo nhiều chuyên gia, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ tăng thêm 4oC (nhiệt độ hiện đã tăng khoảng 0,8oC) và mực nước biển dâng cao thêm 0,92m. 
    Biến đổi khí hậu: Hiểm họa lớn nhất đối với thế giới

    Nếu lớp băng vĩnh cửu tan rã và giải thoát một lượng lớn khí methanon, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng vọt.

    Tuy nhiên, báo cáo IPCC chưa tính đến những tình huống xấu nhất. Nếu lớp băng vĩnh cửu tan rã (tình trạng này đã bắt đầu xảy ra ở Bắc Cực) và giải thoát một lượng lớn khí methanon (loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 20 lần khí CO2) đang bị mắc kẹt ở đó, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng vọt lên mức ngất ngưởng.
    Đến bao giờ nhân loại mới chịu hành động?
    Không phải tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều bị  ảnh hưởng tiêu cực. Ở mạn bắc nước Mỹ, mùa sinh trưởng kéo dài lâu hơn. Vườn đào đang lan rộng vào vùng đất phía bắc, nơi vốn quá lạnh để trồng cây ăn quả. Thế nhưng, ở miền nam nước Mỹ thì ngược lại. Những cây anh đào và mơ ở California không thể ra hoa kết trái. Miền nam California đang trải qua nạn hạn hán lịch sử. Nhiều khu vực ở bang  Texas đang dần trở nên quá khô hạn, không thể chăn nuôi gia súc.
    Biến đổi khí hậu: Hiểm họa lớn nhất đối với thế giới

    Hạn hán liên tục xảy ra, nhiệt độ cao mức kỷ lục khiến cây cối trong vùng cháy sém.

    Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt đang xảy ra ở phần lớn khu vực tây nam nước Mỹ trong những mùa hè gần đây. Hạn hán liên tục xảy ra, nhiệt độ cao mức kỷ lục khiến cây cối trong vùng cháy sém.
    Mặc dù trong báo cáo của IPCC thừa nhận biến đổi khí hậu có cả lợi lẫn hại, nhưng tổ chức này khẳng định những thiệt hại do biến đổi khí hậu lớn hơn nhiều so với lợi ích thu được.
    Nhiều khu vực trên thế giới rất khó thích nghi với biến đổi khí hậu. Điển hình là Mali, nơi nhiệt độ ngày càng tăng cao, còn lượng mưa càng ít đi.
    Thách thức đối với Mali nói riêng và cả thế giới nói chung là phải tìm ra biện pháp mới để sản xuất thực phẩm cần thiết cho con người trên một hành tinh có khí hậu thay đổi nhanh chóng.
    Về báo cáo của IPCC, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon  tuyên bố: "Nhiệt độ Trái Đất đang tăng lên và đây là lúc chúng ta phải hành động”.
    Câu hỏi đặt ra là đến bao giờ thì thế giới sẽ cùng nhau hành động?
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bien-doi-khi-hau-hiem-hoa-lon-nhat-doi-voi-the-gioi-a28158.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hội nghị khí hậu LHQ COP 19 bế tắc

    Hội nghị khí hậu LHQ COP 19 bế tắc

    (ĐSPL) - Sau 2 tuần thương thuyết, đại diện của 190 nước ngày 23/11 vẫn tranh cãi về phân bổ chỉ tiêu cắt giảm khí thải và tài trợ cho các nước bị tổn hại vì biến đổi khí hậu.

    Người Anh khốn đốn  vì lũ lụt

    Người Anh khốn đốn vì lũ lụt

    (ĐSPL) – Mưa lớn trong nhiều ngày qua đã gây ra ngập lụt ở nhiều khu vực của nước Anh, khiến cuộc sống người dân hoàn toàn đảo lộn.