+Aa-
    Zalo

    Bộ GD-ĐT tìm ứng viên viết sách giáo khoa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Quan điểm người viết sách là phải có người trẻ, có điều kiện phát triển kết hợp với người đã từng làm chương trình nhưng có thể tuổi cao, nhưng có kinh nghiệm.

    (ĐSPL) - Bộ GD-ĐT đã họp bàn tiêu chí lựa chọn tác giả viết sách giáo khoa (SGK) mới, đồng thời, gửi công văn đến các trường đại học lớn để tìm ứng viên viết SGK. 
    Theo tin tức từ Vietnamnet, ngày 9/12, Bộ GD-ĐT bắt đầu họp đưa ra tiêu chí chọn lựa tác giả viết sách giáo khoa.
    Về việc chọn tác giả, TS Nguyễn Anh Dũng - thành viên Ban chỉ đạođổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Quan điểm là phải có người trẻ, có điều kiện phát triển kết hợp với người đã từng làm chương trình nhưng có thể tuổi cao, nhưng có kinh nghiệm. Và tác giả viết sách dứt khoát phải có đội ngũ giáo viên”.
    Bộ GD-ĐT tìm ứng viên viết sách giáo khoa

    Tới đây, việc viết SGK sẽ có sự tham gia rộng rãi hơn của các giáo viên. (Ảnh minh họa).

    Trước đó, Bộ GD-ĐT đã gửi công văn đến các trường đại học lớn như: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội và Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội và Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn TP.HCM; các trường đại học sư phạm trọng điểm, các trường sư phạm nhạc họa,… để giới thiệu các tác giả có tiềm năng viết chương trình, SGK.
    Cùng với đó, Bộ đã ký kết văn bản hợp tác với Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật VN từ nay đến 2020 về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ khoa học kỹ thuật và trong đó có việc giới thiệu các tác giả tham gia viết SGK. Các hội như Hội cựu giáo chức Bộ cũng đã xin ý kiến về các chính sách giáo dục
    Trao đổi với PV VnExpress, ông Dũng cho biết: "Việc tìm người viết chương trình, sách giáo khoa không hề dễ dàng. Lần trước Bộ cũng gửi công văn xuống cơ quan có tiềm năng để ứng cử người. Sau đó một Hội đồng có uy tín được chọn lựa. Tuy nhiên, nhược điểm của những lần trước là chúng ta quá coi trọng các nhà khoa học cơ bản, số lượng nhiều nên chương trình mang nặng tính hàn lâm. Việc viết sách có thêm các nhà khoa học sư phạm nhưng không có giáo viên phổ thông nên sách giáo khoa có hạn chế", ông Dũng nói.
    Để khắc phục những tồn tại đó, lần này sẽ có tổng chủ biên chịu trách nhiệm trước Hội đồng giáo dục quốc gia, mỗi môn sẽ có chủ biên thực hiện nhiệm vụ, báo cáo trước tổng chủ biên.
    Tinh thần của đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này là giảm số đầu môn, giảm dung lượng và tích hợp kiến thức. Những môn nào trùng hợp, gần nhau thì hình thành các chủ đề liên môn - đó là những chủ đề hội tụ, liên kết. Nội dung chương trình giáo dục phổ thông sẽ tích hợp cao lớp dưới, phân hóa dần lớp trên (THPT). Đây là xu hướng của thế giới.
    Tiểu học sẽ có môn độc lập Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tích hợp lĩnh vực khoa học tự nhiên - xã hội - nghệ thuật thành tìm hiểu tự nhiên xã hội ở lớp 1, 2, 3; lớp 4 -5 và THCS sẽ tách thành nhánh khoa học tự nhiên và nhánh tìm hiểu xã hội. "THPT vẫn là Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, ngoài ra có môn tích hợp nhưng mức độ như thế nào, những khó khăn của giáo viên có thể gặp phải và cách giải quyết sẽ cần bàn thêm", ông Dũng cho hay.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-gd-dt-tim-ung-vien-viet-sach-giao-khoa-a73858.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan