+Aa-
    Zalo

    Bộ trưởng Tô Lâm: Tội phạm tham nhũng diễn biến phức tạp, tội phạm trên không gian mạng tăng cao

    (ĐS&PL) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.

    Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, trong phiên họp sáng nay (21/11), Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023.

    Nội dung báo cáo nêu rõ, năm 2023, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp. Bám sát sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Quốc hội, Chính phủ đã cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các chương trình, kế hoạch, giải pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước. 

    Về cơ bản, tình hình, kết quả công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực; nhiều nhiệm vụ, chỉ tiêu Quốc hội được thực hiện tốt, một số nội dung vượt chỉ tiêu qua đó góp phần giữ vững an ninh, trật tự phục vụ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do những khó khăn về kinh tế - xã hội làm gia tăng các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật; nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật còn hạn chế; năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

    bo truong to lam toi pham tham nhung dien bien phuc tap toi pham tren khong gian mang tang cao
    Bộ trưởng Tô Lâm báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023.
    Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội.

    Về công tác chỉ đạo, điều hành, Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.

    Đối với công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của người dân. 

    Tăng cường nắm sát tình hình, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp, ứng xử phù hợp, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa.

    Triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp nhằm kiềm chế sự gia tăng của tội phạm về trật tự xã hội; tổ chức tấn công, trấn áp quyết liệt các loại tội phạm; tỷ lệ điều tra, khám phá tội phạm đạt 81,61%; trong đó án rất nghiêm trọng đạt 93,2%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,62%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Tuy nhiên, số vụ phạm tội về trật tự xã hội tăng 18%, trong đó nhiều loại tội phạm tăng cao và có xu hướng phức tạp trở lại. 

    bo truong to lam toi pham tham nhung dien bien phuc tap toi pham tren khong gian mang tang cao0
    Quang cảnh phiên họp sáng 21/11. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội.

    Về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Chính phủ tiếp tục rà soát, khắc phục sơ hở, thiếu sót để phòng ngừa tội phạm; chủ động nhận diện, phát hiện phương thức, thủ đoạn phạm tội mới. Phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực, thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt.

    Kết quả trong năm qua cho thấy, tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp; số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế được phát hiện nhiều hơn 11,69%, số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện nhiều hơn 51,63%. 

    Về phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, thời gian qua tiếp tục tuyên truyền các thủ đoạn hoạt động phạm tội trên mạng để Nhân dân nâng cao cảnh giác, phòng ngừa. Tăng cường kiểm tra, rà soát, khắc phục các lỗ hổng bảo mật, các nguy cơ gây mất an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

    Tuy nhiên, tội phạm và vi phạm pháp luật trên không gian mạng tiếp tục tăng cao, nhất là hành vi đánh bạc qua mạng, mua bán, lấy cắp thông tin, dữ liệu cá nhân; số vụ được phát hiện 203,61%.

    Cũng trong nội dung báo cáo sáng nay, Bộ trưởng cũng báo cáo về tình hình tội phạm về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện thể chế trong công tác trong công tác quản lý môi trường, tài nguyên, vệ sinh, an toàn thực phẩm; tập trung giải quyết vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông, hệ thống thủy lợi.

    Tuy nhiên, tội phạm về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm còn xảy ra phổ biến trên nhiều lĩnh vực, địa bàn; số vụ được phát hiện nhiều hơn 18,87%.

    Bên cạnh đó, trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy, ngành công an đã triển khai các phương án, kế hoạch đấu tranh, trấn áp tội phạm về ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh ngăn chặn ma túy từ xa.

    Tuy nhiên, tình hình tội phạm ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp; số vụ được phát hiện nhiều hơn 17,68%; trong đó có một số đường dây vận chuyển ma túy với khối lượng lớn. Tình trạng sử dụng trái phép ma túy còn diễn ra ở nhiều địa phương, theo báo An ninh Thủ đô

    Báo Tiền phong đưa tin, người đứng đầu ngành công an cũng đề cập trong nội dung báo cáo về nguyên nhân chủ yếu là do những khó khăn về kinh tế - xã hội làm gia tăng các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật; nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật còn hạn chế; năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

    Về giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thời gian tới Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng Nhân dân tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự.

    Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Kịp thời tham mưu với Đảng, Quốc hội các chủ trương, giải pháp bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

    Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ.

    Tiếp tục tăng cường đấu tranh các loại tội phạm; tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; công tác bắt, giam, giữ và điều tra, xử lý tội phạm...

    Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Chính phủ kiến nghị, đề xuất Quốc hội quan tâm chỉ đạo theo thẩm quyền và báo cáo, đề xuất Quốc hội tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;

    Đồng thời tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực và tổ chức công tác giám sát; và tăng cường nguồn lực xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

    Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác song phương, tích cực tham gia các diễn đàn đa phương về phòng, chống tội phạm. Làm tốt công tác tiếp nhận hỗ trợ, viện trợ của các đối tác nước ngoài về phương tiện, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tình hình người Việt Nam phạm tội, vi phạm pháp luật ở nước ngoài vẫn còn phức tạp.

    Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu rõ, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thời gian tới Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương: Quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng Nhân dân tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-to-lam-toi-pham-tham-nhung-dien-bien-phuc-tap-toi-pham-tren-khong-gian-mang-tang-cao-a600341.html
    Bộ trưởng GD&ĐT đề nghị đại biểu thông tin cụ thể trường hợp giáo viên nào bớt kiến thức để dạy thêm?

    Bộ trưởng GD&ĐT đề nghị đại biểu thông tin cụ thể trường hợp giáo viên nào bớt kiến thức để dạy thêm?

    Về ý kiến ĐBQH Nguyễn Văn Huy cho rằng có những lớp học thêm tai tiếng vì "găm bài", vì “gợi mở” đề kiểm tra, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mong đại biểu trong quá trình nghe và thu thập ý kiến của các cử tri thì hỏi giúp cụ thể là trường hợp giáo viên bớt kiến thức để đi dạy thêm xem đấy là ai? người nào? ở đâu? trường nào? để Bộ phối hợp cùng chính quyền địa phương xử lý đến nơi đến chốn.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ trưởng GD&ĐT đề nghị đại biểu thông tin cụ thể trường hợp giáo viên nào bớt kiến thức để dạy thêm?

    Bộ trưởng GD&ĐT đề nghị đại biểu thông tin cụ thể trường hợp giáo viên nào bớt kiến thức để dạy thêm?

    Về ý kiến ĐBQH Nguyễn Văn Huy cho rằng có những lớp học thêm tai tiếng vì "găm bài", vì “gợi mở” đề kiểm tra, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mong đại biểu trong quá trình nghe và thu thập ý kiến của các cử tri thì hỏi giúp cụ thể là trường hợp giáo viên bớt kiến thức để đi dạy thêm xem đấy là ai? người nào? ở đâu? trường nào? để Bộ phối hợp cùng chính quyền địa phương xử lý đến nơi đến chốn.