+Aa-
    Zalo

    Các nhà khoa học đã giải mã ngôn ngữ của loài gấu trúc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các nhà khoa học đã giải mã 13 loại âm thanh khác nhau của gấu trúc khổng lồ, đưa ra cái nhìn mới đáng ngạc nhiên về cuộc sống của loài sinh vật quý hiếm này.

    (ĐSPL) – Các nhà khoa học đã giải mã 13 loại âm thanh khác nhau của gấu trúc lớn, đưa ra cái nhìn mới đáng ngạc nhiên về cuộc sống riêng tư của loài sinh vật quý hiếm này.

    Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành dự án "Ngôn ngữ học gấu trúc" để giải mã ngôn ngữ của chúng.

    Theo nhân viên tại Trung tâm gấu trúc ở tỉnh Tứ Xuyên, gấu trúc lớn kêu “be be” như tiếng cừu để nói “tôi yêu bạn” và rồi tạo ra những âm thanh líu lo, vui vẻ, hân hoan khi muốn “tán tỉnh”, “cầu hôn” gấu cái; gấu mẹ sẽ gầm, sủa hoặc rít lên để biểu thị thái độ với gấu con.

    Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn gấu trúc đã tiến hành một dự án có tên là “Ngôn ngữ học gấu trúc” từ năm 2010. Zhang Hemin, người đứng đầu trung tâm cho biết, các nhà khoa học đã ghi âm lại âm thanh của các chú gấu từ gấu con đến gấu lớn, trong các tình huống cụ thể như đang ăn, chiến đấu, điều dưỡng hay giao phối.

    Sau khi thu thập một lượng lớn dữ liệu về âm thanh của gấu trúc, các nhà nghiên cứu sẽ phân tích các giọng nói ra bản in. “Chúng tôi quản lý và giải mã một số ngôn ngữ của gấu trúc, và kết quả khá thú vị”, ông Zhang cho biết.

    Những chú gấu trúc khi còn nhỏ chỉ có thể phát ra một số âm thanh như “Gee – gee” (tôi đói), “Wow – wow” (không vui) hoặc “Coo – coo” (thật tuyệt vời).

    Gấu trúc trưởng thành thường sống đơn độc, vì vậy âm thanh duy nhất các chú gấu con nghe được là từ mẹ của chúng. Sau khi lớn lên một chút, gấu con sẽ dần tìm hiểu rằng làm cách nào chúng có thể thể hiện bản thân: rống lên, sủa, la hét, kêu “chít chít”, “be be” hoặc “hót” líu lo.

    Ông Zhang chia sẻ rằng: “Nếu gấu mẹ bỗng nhiên kêu lên như tiếng chim, có nghĩa là nó đang lo lắng cho con của mình; nó sẽ sủa ầm ĩ lên để cảnh báo khi có người lạ tiếp cận”.

    Gấu trúc sẽ dịu dàng như một chú cừu non khi chúng đang yêu. Gấu đực sẽ kêu suốt cả thời gian nó tán tỉnh bạn tình và nếu chấp nhận, gấu cái cũng sẽ kêu lên, đáp trả như vậy.

    “Hãy tin tôi. Các nhà khoa học đã thức sự bối rối khi bắt đầu dự án với rất nhiều câu hỏi và khó khăn được đặt ra, nhưng tất cả thật tuyệt”, ông Zhang bổ sung.

    Trung tâm bảo tồn sẽ tiếp tục dự án nghiên cứu và hướng tới việc tạo ra một “dịch giả” cho gấu trúc thông qua việc áp dụng công nghệ nhận dạng giọng nói. “Nếu có thể hiểu được ngôn ngữ của gấu trúc, chúng tôi sẽ bảo vệ động vật này tốt hơn, nhất là trong môi trường hoang dã”.

    Trung Quốc có gần 2.000 con gấu trúc hoang dã, chủ yếu sống ở tỉnh Tứ Xuyên và Thiểm Tây. Theo thống kê năm 2013, có 375 gấu trúc khổng lồ sinh sống trong điều kiện nuôi nhốt, 200 trong số đó thuộc quản lý của Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn gấu trúc Tứ Xuyên.

       PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo ChinaDaily)

    Xem thêm video Tin tức: 

    [mecloud]hpEBdEsrrK[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-nha-khoa-hoc-da-giai-ma-ngon-ngu-cua-loai-gau-truc-a119374.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.