Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối


Thứ 5, 13/12/2018 | 02:35


Việc bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là vô cùng cần thiết.

Việc bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là vô cùng cần thiết, từ đó mới giúp bệnh nhân có đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị bệnh và kéo dài thời gian sống.

Dạ dày là một trong những bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa. Khi nó bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến hoạt động co bóp, hấp thu các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Bởi vậy khi mắc phải ung thư dạ dày sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, do quá trình điều trị bệnh cũng gặp phải một số vấn đề như: buồn nôn, nôn, chán ăn... khiến cơ thể của bệnh nhân bị suy kiệt nghiêm trọng và không thể tiếp tục điều trị được nữa, dẫn đến rút ngắn thời gian sống lại. Dưới đây là một vài lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối mà mọi người cần biết.

1. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bệnh nhân 

Khi cơ thể có đủ chất thì mới có đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị được. Bởi vậy bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như:

- Chất đạm: Chất đạm là thành phần rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Nó còn là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Nếu không cung cấp đủ chất đạm cho cơ thể sẽ dẫn đến hiện tượng teo cơ, suy giảm mọi chức năng hoạt động của cơ thể. Trong đó hệ lụy nhất là làm giảm chức năng miễn dịch khiến hệ miễn dịch đã yếu nay còn yếu hơn và không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Một số loại thực phẩm giàu chất đạm có nguồn gốc từ động vật như: thịt, cá, trứng, sữa... Nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: đậu tương, bông cải xanh, rau cải...

- Chất xơ: Chất xơ là những thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của bệnh nhân ung thư. Chúng giúp cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại nấm... Ngoài ra chất xơ còn có khả năng giúp cơ thể có thể đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Bởi vậy bệnh nhân cần tăng cường sử dụng các loại chất xơ nhé.

- Tinh bột: Một thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn. Nó là nguồn tạo ra năng lượng chính cho cơ thể. Bởi vậy hãy bổ sung những thực phẩm có chứa tinh bột từ: gạo, ngô, khoai... để giúp cung cấp đủ chất cho cơ thể. Nhờ vậy mà bệnh nhân mới có sức khỏe để tiếp tục điều trị.

Ngoài ra trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư cần phải bổ sung thêm chất béo có nguồn gốc từ thực vật, uống nhiều nước, hoa quả... để đảm bảo cơ thể luôn đủ chất và luôn sẵn sàng đáp ứng các đợt điều trị bệnh.

2. Tránh một số loại thực phẩm gây hại cho cơ thể

Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì một số thực phẩm gây hại cho cơ thể mà bệnh nhân cần phải tránh. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị cũng như thời gian bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Rượu bia, thuốc là là những thành phần mà bệnh nhân cần phải lưu ý bỏ ngay. Bởi đây là nguyên nhân gây hại cho dạ dày và làm cho bệnh nhanh chóng trở nên xấu đi và ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị bệnh

Hạn chế sử dụng các thực phẩm có vị cay, chua như chanh, cam, quýt, ớt... Bởi nó sẽ làm dạ dày bị tổn thương và có thể làm gia tăng cơn đau cho bệnh nhân.

Ngoài ra bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm như: đồ nướng, đồ hộp, đồ ăn sẵn, dưa muối, cà muối... Bởi nó vừa không tốt cho sức khỏe mà vừa tạo ra chất gây ung thư và làm tình trạng bệnh nặng hơn.

3. Một số mẹo nhỏ trong bữa ăn cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối 

Đa số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ mắc phải một số vấn đề như: chán ăn, khó tiêu, khó ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng kém… Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mà bệnh nhân nên áp dụng.

- Thường xuyên thay đổi thức ăn trong các bữa ăn.

- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa.

- Nên ăn những món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo, đồ hầm.. để dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.

- Tránh nấu các món ăn có mùi nồng nặc bởi nó sẽ làm bệnh nhân ghê cổ và không muốn ăn.

- Nên ăn khi đồ ăn còn ấm không nên ăn lúc nóng bởi sẽ có rất nhiều mùi…

Như vậy trên đây là một số điểm cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Hãy có một kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt để có thể vượt qua các đợt điều trị và kéo dài thời gian sống nhé.

Thế Hưng

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-luu-y-ve-che-do-dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-da-day-giai-doan-cuoi-a254839.html