15 câu hỏi xoáy trong phỏng vấn việc làm và cách để vượt qua chúng


Thứ 2, 02/02/2015 | 05:00


Trong quá trình phỏng vấn việc làm, đôi khi sẽ có một vài câu hỏi phỏng vấn xoáy mà bạn không muốn hỏi hoặc không muốn trả lời.

Trong quá trình phỏng vấn việc làm, đôi khi sẽ có một vài câu hỏi phỏng vấn xoáy mà bạn không muốn hỏi hoặc không muốn trả lời.
Tuy nhiên trong tình huống này bạn không thể tránh hỏi hay trả lời quá nhiều câu hỏi, hãy tận dụng những câu hỏi này để làm cho câu trả lời của bạn trong buổi phỏng vấn việc làm này trở nên có lợi thế hơn.
Sản phẩm - Dịch vụ - 15 câu hỏi xoáy trong phỏng vấn việc làm và cách để vượt qua chúng
Chúng tôi đã tham khảo những chuyên gia tuyển dụng và biên soạn nên những câu hỏi và câu trả lời thường gặp  trong trường hợp này:
1.Tôi có thể được tăng lương không?
Bạn có thể hỏi ngược lại và để người hỏi câu hỏi này nêu rõ lý do vì sao nên có sự tăng lương đối với họ.
2.Tại sao bạn nghĩ rằng bạn xứng đáng được tăng lương?
Thay vì trực tiếp yêu cầu tăng lương, hãy nói rằng bạn nghĩ thù lao của bạn nên được xem xét lại dựa trên những hoạt động và đóng góp của bạn.
3.Bạn có muốn có một khiếu nại chính thức nào hay không?
Để có được sự hỗ trợ từ nhân viên, hãy đề xuất  những điều tương tự như “Điều đó sẽ đươc đánh giá cao nếu khiếu nại của tôi được xử lý một cách chuyên nghiệp theo chính sách của công ty?”
4.Bạn có sử dụng facebook trong giờ làm việc không?
Nếu bạn có sử dụng và nó đi ngược lại với nội quy của công ty thi đừng làm cho vấn đề thêm phức tạp. Nếu điều đó được chấp nhận, hãy hạn chế sử dụng và để dành việc đó trong những giờ giải lao nhé!
5.Bạn có nghĩ khối lượng công việc như vậy là công bằng không?
Bất kể việc bạn thấy hay không thấy khối lượng công việc là công bằng, thì câu trả lời cho câu hỏi này cũng đòi hỏi một câu trả lời mang tính ngoại giao. Vì vậy hãy suy nghĩ kỹ trước khi trả lời nếu bạn không muốn có rắc rối xảy ra.
6.Bạn có thể làm điều gì đó cho tôi không? (ngay cả khi bạn đang bù đầu với công việc)
Ưu tiên là quan trọng nhưng hãy thể hiện điều đó sao cho không gây bất cứ tổn hại nào để làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy đó là do khối lượng công việc của bạn chứ không phải giống như bạn đang khiếu nại điều gì.
7.Bạn biết điều gì về công ty của chúng ta?
Bạn nến biết vè những sản phẩm, quy mô thị trường, uy tín, lịch sử và những chi nhánh. Kiểm tra thông tin trên internet, website công ty và những báo cáo hàng năm.
8.Tại  sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?
Hãy thể hiện điều đó thông qua những gì bạn đã nghiên cứu về cong ty, những hoạt động hay vấn đề được liệt kê để cho thấy bạn muốn có một cơ hội để cống hiến kinh nghiệm và kỹ năng của mình cho công ty này.
9.Bạn có cảm thấy bạn có quá nhiều kỹ năng hay quá nhiều kinh nghiệm không?
Hãy thảo luận xem những kinh nghiệm của bạn sẽ mang lại những lợi ích gì cho công ty, Hãy cho họ thấy bạn có một sự quan tâm chân thành đến vị trí này và sẽ hoàn thành công việc thật tốt.
10.ĐIều thất vọng nhất trong sự nghiệp của bạn là gì? Bạn đã vượt qua nó như thế nào?
Hãy xem xét và mô tả một khoảng thời gian khi bạn không thể nhìn thấy một kế hoạch hay lộ trình này để hoàn thành công việc hay có được một kết quả khi có những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
11.Những xu hướng quan trọng nào mà bạn thấy sẽ đến với ngành của chúng ta?
Hãy lựa chọn một hoặc hai thứ mà bạn nhìn thấy sẽ đến – một “bức tranh lớn”. Đây là cơ hội để bạn cho nhà tuyển dung thấy bạn nghĩ gì về tương lai, về nền kinh tế, thị trường và công nghệ trong lĩnh vực của bạn.
12.Tại sao bạn lại rời bỏ công việc hiện tại của mình?
Nếu đó là do hoàn cảnh kinh tế, bạn hãy thể hiện điều đó một cách rõ ràng. Nếu có thể, hãy giải thích cách kết thúc của bạn như thế nào khi đó à một phần lớn của sự rời bỏ. Tráhh xa việc phân tích những mâu thuẫn giữa bạn với nhà quản lý cũ.
13.Giới hạn của bạn là gì?
Hãy phản hồi với một điểm mạnh mà nếu thể hiện quá mức, nó có thể được nhận thấy theo cách của bạn hay có thể trở thành điểm yếu.
14.Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn.
Câu hỏi này đươc hỏi về bạn trong mối liên hệ với công việc mà bạn ứng tuyển, do đó bạn thể hiện để nhà tuyển dụng biết được những khả năng mà bạn có, liên quan đến vị trí mà công ty đang tuyển.
15.Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Điểm mấy chốt là bạn phải tập trung vào điểm mạnh và mô tả ngắn gọn một điểm yếu không phù hợp với công việc mà bạn đang xin. Bạn cũng có thể nêu những điểm vừa làm điểm mạnh, vừa là điểm yếu, nhưng có một sự thật mà bạn nên cẩn thận, đó là đã có quá nhiều người nói rằng họ là người cầu toàn.
Nguồn: Tìm việc làm tại website Careerlink.vn - viec lam can tho

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/15-cau-hoi-xoay-trong-phong-van-viec-lam-va-cach-de-vuot-qua-chung-a82054.html