+Aa-
    Zalo

    Cận Tết Ất Mùi 2015: Nhộn nhịp “chợ” đổi tiền online

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Vào thời điểm này cận Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, dịch vụ đổi tiền đã bắt đầu nóng lên. Cùng với đó cũng khiến nhiều dịch vụ ăn theo nở rộ.

    (ĐSPL) - Vào thời điểm này cận Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, dịch vụ đổi tiền đã bắt đầu nóng lên. Cùng với đó cũng khiến nhiều dịch vụ ăn theo nở rộ.

    Ảnh minh họa.

    Vào thời điểm cận tết Nguyên Đán 2015, dịch vụ đổi tiền lẻ đã vào “mùa” nhộn nhịp. Một số loại tiền mệnh giá thấp dù phí đổi cao chót vót.

    Theo tin tức trên ANTT, lướt qua một vài trang website đổi tiền, hầu hết tất cả các “chủ shop” đổi tiền đều cam kết có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về số lượng cũng như các mệnh giá từ nhỏ nhất từ 200, 500, 1000 tới 10.000 đồng cho tới các mệnh giá lớn hơn như từ 20.000 tới 200.000 đồng, thậm chí còn có sẵn tiền ngoại tệ có seri đẹp, tiền in hình con dê may mắn cho năm Ất Mùi.

    Riêng loại tiền 200, 500 đồng, các “shop tiền” cho rằng năm nay hiếm hơn bởi Ngân hàng Nhà nước không in thêm vì thế, mức phí đổi 2 loại tiền này cao hơn nhiều so với các mệnh giá khác, lên tới 80\%. Có nghĩa là bạn bỏ ra 100.000 đồng sẽ chỉ được lại 20.000 đồng tiền 500 đồng. Mệnh giá càng lớn thì mức phí càng giảm, ví dụ như 1.000, 2.000 đồng mức phí 16\%, 10.000 đồng mức phí 10\%, 100.000 đồng thì mức phí giảm xuống còn 6\%. Nếu khách đổi với số lượng nhiều hoặc lấy buôn thì sẽ liên hệ trực tiếp để được giá tốt hơn.

    Cũng trên một trang đổi tiền online khác, theo Kiến Thức đưa tin, với số tiền mệnh giá 100 đồng được rao bán với mức 15.000 đồng/tờ. Với mức giá chát chúa so với rất nhiều loại tiền lẻ khác, song ngay lập tức các mệnh giá này đã “cháy hàng”. Nhiều cửa hàng đổi tiền lẻ, tiền lì xì cho biết: “Hiện tại, tờ 100 đồng đã hết, nếu gọi trước đó 1 tuần thì mới còn. Khách hàng đặt đổi trước 1 tháng rồi”.

    Ngoài ra, đổi tờ 200 đồng, khách chịu phí 95\%, tờ 500 đồng phí 80\% (đổi 100.000 đồng, khách chỉ được trả lại 20.000 đồng tiền 500 đồng).

    Video tham khảo:

    Những đặc sản chưa tết đã "cháy hàng"

    Giải thích cho việc cạn nguồn tiền mệnh giá thấp, các chủ cửa hàng cho biết nhiều cơ sở làm cây kim tiền giả, đã “tận thu” tiền lẻ. Cộng thêm việc ngân hàng không còn in tiền mệnh giá thấp như 100 đồng, 200 đồng, vì thế tiền lẻ dạng này rất khan hiếm. Ngoài ra, 100 đồng “nguyên đai, nguyên kiện” (cùng seri, tiền mới) đặc biệt khó kiếm.

    Không chỉ đắt khách trên các trang mạng xã hội, dịch vụ này còn nhộn nhịp ngoài các tuyến phố, ở các điểm đổi tiền tại Phủ Tây Hồ hầu như có mức giá chung là 130.000 đồng tiền cũ đổi được 100.000 đồng tiền mới nguyên seri mệnh giá 1.000 đồng; 240.000 đồng tiền cũ mới đổi được 200.000 đồng tiền mới với mệnh giá 2.000 đồng. Với tiền nguyên cọc mệnh giá 500 đồng, muốn đổi 50.000 đồng phải mất tới 100.000 đồng, tức phí đổi tiền lên tới 100\%.

    Tại phố đổi tiền nổi tiếng Đinh Lễ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), phí đổi tiền cao hơn cả khu vực cổng chùa, đền. Phí đổi tiền nguyên seri mệnh giá 1.000 đồng tại các khu vực khác chỉ 20\%-30\% song ở đây lên đến 40\%. Khi chúng tôi hỏi tiền mệnh giá lớn hơn như 5.000 đồng, 10.000 đồng và 20.000 đồng, dân buôn ở đây cho biết phí đổi dao động từ 5\%-15\% tùy mệnh giá và tùy thời điểm nguồn cung nhiều hay ít.

    Theo tin tức trên Khám Phá, tại phố Đinh Lễ (Hà Nội) trước tết hơn một tháng, dịch vụ đổi tiền lẻ cũng trở nên sôi động bất chấp thời tiết giá rét của mùa đông.

    Chỉ một con phố ngắn vài chục mét mà có đến hơn chục người phụ nữ túc trực sẵn sàng ra chào mời khách. Thấy bóng dáng người nào có nhu cầu đổi tiền, thường một tốp 2 – 3 người phụ nữ chạy ra chào mời, chèo kéo.

    Theo những người đổi tiền trên, họ đều cho biết, mệnh giá nào cũng sẵn sàng đáp ứng với số lượng không hạn chế. Họ sẵn sàng cung ứng dịch vụ đổi tiền ngay tại nhà, chỉ cần khách hàng chấp nhận mức phí đổi và báo trước số lượng, mệnh giá cụ thể các loại tiền cần đổi trước khi muốn giao hàng 15 phút.

    Càng gần đến những ngày cuối năm, thị trường đổi tiền lẻ càng hoạt động náo nhiệt và mức giá theo đó cũng có chiều hướng thay đổi. Chính vì vậy, dù có văn bản cấm hay xử phát không đổi tiền tại chùa, đình đài miếu mạo... thì dịch vụ online vẫn là một mảnh đất màu mỡ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-tet-at-mui-2015-nhon-nhip-cho-doi-tien-online-a80544.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đổi tiền lẻ tăng nhiệt dịp giáp Tết

    Đổi tiền lẻ tăng nhiệt dịp giáp Tết

    Mặc dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc nhằm hạn chế hoạt động của các điểm đổi tiền, tuy nhiên tại những điểm nóng ở Hà Nội hay trên mạng, hoạt động này vẫn tiến hành công khai và tăng nhiệt dần khi Tết Nguyên đán sắp tới.

    Đền chùa vẫn ngập tiền lẻ

    Đền chùa vẫn ngập tiền lẻ

    Mặc dù đã có hẳn một văn bản của Bộ VH-TT&DL cấm các hoạt động thu đổi tiền lẻ trong khuôn viên di tích, lễ hội nhưng tiền lẻ thì vẫn tung hoành khắp nơi.