+Aa-
    Zalo

    Chân dung siêu lừa khét tiếng lịch sử từng bán cầu Brooklyn, tượng Nữ thần Tự do

    (ĐS&PL) - Parker được ghi nhận là một trong những kẻ lừa đảo thành công nhất trong lịch sử Mỹ, khi từng bán cầu Brooklyn hai lần mỗi tuần trong nhiều năm.

    Lịch sử thế giới từng chứng kiến vô vàn những vụ lừa đảo với quy mô và cách thức không tưởng. Trong số đó, không thể không nhắc tới phi vụ của George C.Parker – siêu lừa từng bán cả cầu Brooklyn, Bảo tàng nghệ thuật và cả Tượng Nữ thần Tự do.

    sieu lua dao ban ca cau brooklyn tuong nu than tu do cua my
    Bậc thầy lừa đảo George C.Parker.

    George C.Parker sinh năm 1860 trong một gia đình gốc Ireland, tại New York, Mỹ. Vào những năm 1880, khi Parker bước vào tuổi trưởng thành, New York là nơi tụ hội của các nhóm đa sắc tộc di cư từ mọi nơi trên thế giới.

    Năm 1883, cây cầu Brooklyn trị giá 15,5 triệu USD (khoảng 400 triệu USD ở thời điểm hiện tại), nối Brooklyn với Manhattan được khánh thành. Khoác lên một diện mạo bảnh bao, Parker tiếp cận những người nhập cư thiếu cảnh giác, bắt chuyện với họ và giới thiệu bản thân là chủ sở hữu của cây cầu Brooklyn.

    Sau đó, Parker dẫn “con mồi” đến cây cầu, nơi tấm biển “Bán cầu” được gắn ngay trên đó. Hắn tiết lộ rằng chiếc cầu đang được chào bán với mức giá hợp lý, ai cũng có thể mua và sở hữu nếu có nhu cầu. Theo lời Parker , mọi người có thể xây dựng các trạm thu phí để hoàn vốn, kiếm lời.

    Để tạo vỏ bọc, Parker đã thiết lập văn phòng gần cây cầu và giả mạo giấy tờ. Sau quá trình thương lượng, hắn có thể bán cây cầu cho nạn nhân với mức giá lên tới 50.000 USD.

    Mãi cho đến khi cảnh sát xuất hiện trong lúc các nạn nhân đang dựng trạm thu phí, họ mới biết mình bị lừa. Nhiều nguồn tin quả quyết, Parker đã có thể lừa bán cầu Brooklyn tới 2 lần/tuần trong suốt 40 năm.

    sieu lua dao ban ca cau brooklyn tuong nu than tu do cua my 3
     Cây cầu cáp treo Brooklyn ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh: La Voz

    Đặc biệt, những vụ lừa đảo không chỉ dừng lại ở cây cầu Brooklyn. Hàng loạt các bất động sản khác được Parker rao bán bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Tượng Nữ thần Tự do, Vườn Madison Square và cả Lăng mộ của Grant.

    Parker thậm chí tuyên bố mình là cháu nội của tướng quân Grant. Lần này, hắn đưa ra lý do: "Tôi chỉ xây dựng nhưng không muốn sở hữu nó."

    Năm 1908, Parker bị bắt với tội danh lừa đảo. Trước khi phiên tòa diễn ra, hắn đã thong thả bỏ trốn và đi lại xung quanh tòa nhà, khoác áo và đội mũ lấy cắp từ một vị cảnh sát trưởng bất cẩn.

    Ngày 17/12/1928, tại tòa án hạt King, thẩm phán Alonzo McLaughlin đã tuyên án Parker tù chung thân ở nhà tù Sing Sing. Đối với các bạn tù và cai ngục, hắn rất nổi tiếng nhờ những câu chuyện thú vị không hồi kết của mình. 8 năm sau đó, hắn qua đời trong nhà tù ở tuổi 76.

    Ngoài George C. Parker, nhiều vụ lừa bán những công trình lớn khác cũng từng xảy ra trên thế giới. Ở Pháp, tháp Eiffel cũng đã từng bị rao bán trái phép. Tại Ấn Độ, một tên tội phạm bậc thầy đã sử dụng nhiều cách cải trang, giả mạo và hơn 50 bí danh để bán các công trình như Taj Mahal, Pháo đài Đỏ và Tòa nhà Quốc hội Ấn Độ.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chan-dung-sieu-lua-khet-tieng-lich-su-tung-ban-cau-brooklyn-tuong-nu-than-tu-do-a583824.html

    "Siêu lừa" kết hôn với 15 phụ nữ

    Để các nạn nhân tin mình thật sự là bác sĩ, “siêu lừa” này đã thành lập cả phòng khám và thuê y tá giả. Khi tổ chức đám cưới, anh ta lại thuê người đóng giả làm cha mẹ, bạn bè của mình.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan

    "Siêu lừa" kết hôn với 15 phụ nữ

    Để các nạn nhân tin mình thật sự là bác sĩ, “siêu lừa” này đã thành lập cả phòng khám và thuê y tá giả. Khi tổ chức đám cưới, anh ta lại thuê người đóng giả làm cha mẹ, bạn bè của mình.