+Aa-
    Zalo

    Chiến hạm huyền thoại: Sức mạnh khó tin của tàu Mỹ USS Massachusetts trong Thế chiến thứ II

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tàu chiến USS Massachusetts của Mỹ đã gây bất ngờ trong Thế chiến thứ II khi mang trong mình sức mạnh khó tin, hoàn thành nhiều nhiệm vụ khó khăn hàng đầu.

    Tàu chiến USS Massachusetts của Mỹ đã gây bất ngờ trong Thế chiến thứ II khi mang trong mình sức mạnh khó tin, hoàn thành nhiều nhiệm vụ khó khăn hàng đầu.

    Tàu USS Massachusetts tham gia nhiều nhiệm vụ quan trọng trong thế chiến thứ II. Ảnh: Getty

    Hải quân Mỹ bắt đầu chế tạo tàu chiến nhanh đầu tiên vào năm 1937, với hai tàu thuộc lớp Bắc Carolina. Những hạn chế của Hiệp ước Hải quân Washington và London đã áp đặt giới hạn đối với kích cỡ của tàu chiến mới. Các yêu cầu của hiệp ước đã hạn chế lực giãn nước xuống còn 35 ngàn tấn, và chỉ được trang bị cỡ súng khoảng 40 cm.

    Trong khi các kế hoạch trung gian tập trung vào các tàu tương đối chậm, Hải quân Mỹ vẫn nỗ lực phát triển 2 tàu trong lớp Bắc Carolina với 4 tàu lớp Nam Dakotas. Các kế hoạch ban đầu đề nghị giảm tốc độ của những tàu lớp Nam Dakotas để cho phép chúng hoạt động với các tàu cũ của chiến tuyến.

    Những vấn đề liên quan đến tốc độ đã thúc đẩy những bất đồng cay đắng giữa các nhà thiết kế, sĩ quan và chiến lược gia. Cuối cùng, các tàu Nam Dakotas được bọc thép nặng hơn Bắc Carolina trên một thân tàu nhỏ hơn, nhưng lại yếu hơn ở dưới nước, giảm không gian phi hành đoàn và một bộ phận kỹ thuật cực kỳ chật chội. Thiết kế được cho là đã tập trung quá nhiều cho việc giảm tốc độ theo hiệp ước, và các con tàu không bao giờ được coi là hoàn toàn thỏa đáng.

    Tuy nhiên, Nam Dakotas là những con tàu cực kỳ hiệu quả, là tàu duy nhất đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước Hải quân Washington trong khi mang theo súng 40 cm có khả năng bảo vệ chống đạn và đạt tốc độ tương đối. Tàu cũng có một vũ khí phòng không lớn và hiệu quả.

    USS Massachusetts là con tàu thứ 3 của lớp Nam Dakotas, được đưa vào hoạt động từ tháng 5/1942 và tham gia Chiến dịch Torch – cuộc can thiệp của Mỹ vào khu vực Bắc Phi thuộc Pháp – chỉ 5 tháng sau đó. Mặc dù cả các nhà hoạch định Anh và Mỹ đều hy vọng rằng sự kháng cự của Pháp đối với cuộc chiến sẽ là tối thiểu, một sự hiện diện lớn của hải quân Pháp tại Casablanca đã đe dọa gián đoạn hoạt động.

    Tàu USS Massachusetts ngày nay trở thành đài tưởng niệm. Ảnh: Getty

    Phi đội Pháp tại Casablanca bao gồm một số tàu khu trục lớn và Jean Bart, một tàu chiến không hoàn chỉnh nhưng có chức năng hiệu quả đã trốn thoát ngay trước cuộc chinh phạt của Đức Quốc xã. USS Massachusetts và một số đơn vị hộ tống đã được điều đi để khuất phục lực lượng này. Vào ngày 8/11/1942, trong khi hỗ trợ đổ bộ gần Casablanca, Massachusetts đã bị Jean Bart bắn trúng.

    Tuy nhiên, USS Massachusetts mạnh mẽ đáp trả Jean Bart với 5 lần đánh. Massachusetts và đội hộ tống của nó sau đó đã nổ súng và đánh chìm một cặp tàu khu trục.  Dĩ nhiên, tàu Pháp cũng gây thiệt hại nặng nề cho Massachusetts. “Vết sẹo” vẫn còn rõ trên boong tàu còn được gìn giữ tới ngày nay.

    USS Massachusetts cũng có vinh dự đầu tiên là chiến đấu trên mặt đất chống lại tàu chiến địch, vượt qua hai người anh em là USS South Dakota và USS Washington tại Trận chiến thứ hai ở Guadalcanal 6 ngày sau đó.

    USS Massachusetts sau đó được phái tới Thái Bình Dương, đến vào tháng 3/1943. Phần còn lại của sự nghiệp, nó chủ yếu hộ tống tàu sân bay và bắn phá gần bờ. Trong trận chiến Vịnh Leyte, USS Massachusetts là một phần của lực lượng đã loại bỏ tàu Đô đốc Takeo Kurita ở ngoài khơi đảo Samar. USS Massachusetts và các tàu sân bay mà nó hộ tống hoạt động chống lại Formosa, Kwajalein, Iwo Jima, Okinawa và lục địa Nhật Bản vào năm 1944 và 1945. Nhiệm vụ cuối cùng của con tàu này là chống lại một khu công nghiệp ở Hamamatsu vào ngày 9/8/1945.

    Nhiều người tin rằng vỏ đạn cuối cùng được bắn đi trong Thế chiến thứ II đến từ USS Massachusetts.

    Con tàu nổi tiếng trở về Mỹ sau chiến tranh, và ngừng hoạt động vào năm 1947. Nó được lưu trữ trong 15 năm. Vì điều kiện chật chội ở Nam Dakotas, Hải quân Mỹ thường sử dụng tàu Washington và Bắc Carolina làm tàu ​​huấn luyện. Tốc độ chậm chạp của Massachusetts và những con tàu cùng lớp đã khiến nó không thể tham dự hoạt động trong Chiến tranh Triều Tiên. Vào cuối những năm 1950, Hải quân Mỹ bắt đầu xử lý các tàu chiến chậm chạp còn lại.

    May mắn thay, sự tích cực vận động từ phía các cựu chiến binh và các quan chức Mỹ đã giúp cứu được nhiều tàu khỏi số phận bị loại bỏ. Một nhóm cựu chiến binh từ Massachusetts đã cùng nhau thực hiện chiến dịch quyên góp tiền để cứu tàu chiến và biến nó thành một đài tưởng niệm. USS Massachusetts được thả neo tại Battleship Cove ở Fall River, Massachusetts vào năm 1965 và vẫn còn ở đó cho đến ngày nay. Nó nằm cùng với USS Joseph P. Kennedy, USS Lionfish, cựu tàu hộ tống Đông Đức Hiddensee và một cặp thuyền PT.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo National Interest)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chien-ham-huyen-thoai-suc-manh-kho-tin-cua-tau-my-uss-massachusetts-trong-the-chien-thu-ii-a284838.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan