+Aa-
    Zalo

    Chiến thắng 30/4: Miền Nam hoàn toàn giải phóng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cựu nhân viên CIA Pribbenow nhận định tuy giấy khai tử của chính quyền Sài Gòn ghi ngày 30/4/1975, nhưng phát súng hạ gục đã được bắn từ ngày 18/3.

    Cựu nhân viên CIA Pribbenow nhận định tuy giấy khai tử của chính quyền Sài Gòn ghi ngày 30/4/1975, nhưng phát súng hạ gục đã được bắn từ ngày 18/3.
    Trong một phiên họp của Bộ Chính trị ngày 18/3, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố rằng cơ hội chiến lược chờ đợi từ bao lâu nay đã đến.
    Chiến thắng 30/4: Miền Nam hoàn toàn giải phóng

    Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập.

    Tướng Giáp lệnh cho QĐNDVN ngay lập tức tổ chức một cuộc tổng tiến công trên toàn chiến trường để giải phóng  hoàn toàn miền nam Việt Nam ngay trong năm 1975. Đã đến lúc, lực lượng dự bị chiến lược là Quân đoàn 1 tinh nhuệ xung trận. Bộ Chính trị tức tốc phê chuẩn đề nghị của Tướng Giáp và ra lệnh tổng tiến công Sài Gòn từ mọi hướng.
     Với quyết định này, kết cục của cuộc chiến tranh Việt Nam không còn gì phải nghi ngờ nữa. Tuy giấy khai tử của chính quyền Sài gòn ghi ngày 30/4/1975, nhưng phát súng hạ gục đã được bắn từ ngày 18/3. Chiến thắng cuối cùng này đồng thời cũng là chiến thắng ít đổ máu nhất.
    Cựu nhân viên CIA Pribbenow viết: Gần một phần tư thế kỷ trước, một đất nước thuộc thế giới thứ ba đã giành thắng lợi trong trận đánh cuối cùng của một cuộc chiến tranh gian khổ kéo dài, nhờ áp dụng một chiến lược tấn công hiện đại, dứt khoát và bất ngờ. Ngày nay, bài học rút ra từ chiến thắng này vẫn thật đáng nhớ, khi chúng ta đang sống trong một thời đại có khuynh hướng cậy vào công nghệ hơn là vào tư duy chiến lược và mặc định rằng các kỹ năng chiến lược của đối phương cũng lạc hậu như nền kinh tế, cấu trúc xã hội và nền tảng công nghệ của họ.
    Chiến thắng 30/4: Miền Nam hoàn toàn giải phóng

    Quân giải phóng đánh chiếm sân bay.

    Vào ngày 4/3/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến hành chiến dịch cuối cùng trong cuộc chiến 30 năm bằng một loạt đợt tấn công vào các vị trí của chính quyền Sài Gòn ở đèo Măng Giang, Tây Nguyên. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi hoàn toàn không đầy hai tháng sau đó không giống như bất kỳ trận đánh nào trong lịch sử kéo dài của cuộc chiến tranh.
    Khác biệt là ở chỗ, lần đầu tiên, nghệ thuật tiến hành chiến dịch của Quân đội Nhân dân Việt Nam không đặt cơ sở vào ý chí sẵn sàng hy sinh nhiều hơn đối thủ. Chiến dịch của QĐNDVN dựa vào các kỹ năng đánh lừa, nghi binh, gây bất ngờ, tiếp cận gián tiếp, đánh lần lượt từng cụm căn cứ - nói tóm lại, một chiến dịch rất trí tuệ.
    Chiến thắng 30/4: Miền Nam hoàn toàn giải phóng

    Nữ biệt động Sài Gòn trong ngày chiến thắng 30/4.

    Nhiều sử gia vẫn cho rằng trong bối cảnh viện trợ quân sự của Mỹ cho miền Nam giảm toàn diện sau năm 1973, bất kỳ một cuộc tấn công lớn nào của những người cộng sản cũng sẽ thắng lợi. Tuy vậy, quân đội của chính quyền Sài Gòn không hề là hổ giấy. Quân đội này có những người lính dày dạn trận mạc, lại có trong tay một khối lượng vũ khí và trang thiết bị khổng lồ.
    Cứ cho rằng sự sụp đổ của chính quyền miền nam Việt Nam là không thể tránh khỏi, nhưng kết cục có lẽ đã đẫm máu và kéo dài hơn nhiều nếu những người cộng sản chọn một kế hoạch tấn công khác, theo kiểu truyền thống hơn.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chien-thang-304-mien-nam-hoan-toan-giai-phong-a31207.html
    Chiến thắng 30/4: Kế hoạch ban đầu

    Chiến thắng 30/4: Kế hoạch ban đầu

    Cựu nhân viên CIA Merle L. Pribbenow phân tích lối đánh sáng tạo thần tốc của quân dân Việt Nam trong Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chiến thắng 30/4: Kế hoạch ban đầu

    Chiến thắng 30/4: Kế hoạch ban đầu

    Cựu nhân viên CIA Merle L. Pribbenow phân tích lối đánh sáng tạo thần tốc của quân dân Việt Nam trong Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

    Napoleon của Việt Nam

    Napoleon của Việt Nam

    Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp MS479: "Napoleon của Việt Nam" của tác giả Võ Thị Quỳnh An (Tp.Vinh, Nghệ An).