+Aa-
    Zalo

    Chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2023: Tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia

    (ĐS&PL) - Tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và quy định chuyển đổi trường bán công sang công lập là 2 chính sách về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2023.

    Tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia

    Ngày 10/10/2023, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25/11/2023.

    Theo quy định mới, về số lượng thí sinh dự thi, tăng số lượng các đơn vị tối đa là 10 thí sinh; riêng TP.HCM và Hà Nội 20 thí sinh. Quy định hiện hành, đội tuyển mỗi môn thi của từng đơn vị dự thi có tối đa 6 thí sinh, riêng đội tuyển mỗi môn thi của đơn vị dự thi Hà Nội có tối đa 12 thí sinh.

    Thông tư mới cũng hướng dẫn tiếp tục duy trì tổ chức buổi thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế. Đối với Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia thay việc tổ chức buổi thi thực hành trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bằng việc đề thi các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học có nội dung hỏi yêu cầu thí sinh giải quyết bằng kiến thức liên quan đến kỹ năng thí nghiệm, thực hành.

    Đặc biệt, tại Điều 32 Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định xếp giải kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia như sau: Chỉ xếp giải cá nhân (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích), theo từng môn thi; Sau khi hoàn tất việc chấm điểm bài thi, xếp thứ tự số phách theo điểm thi từ cao xuống thấp, để xếp giải; Tỷ lệ giải đối với mỗi môn thi: Tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 60% số thí sinh dự thi; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải; Tổ chấm thi xây dựng phương án xếp giải và trình Chủ tịch Hội đồng chấm thi để xem xét xử lý theo quy định.

    chinh sach moi ve giao duc co hieu luc tu thang 11 2023 tang ty le giai cua ky thi chon hoc sinh gioi cap quoc gia 2
    Chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2023: Tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Ảnh minh họa

    Theo Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hiện hành, tỷ lệ giải kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia như sau: Tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 50% số thí sinh dự thi; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.

    Theo Quy chế mới, tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia sẽ tăng lên. Tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 60% tổng số thí sinh dự thi.

    Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định, học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT không đoạt giải vẫn được cấp Giấy chứng nhận sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông, giúp các em có được thông tin lưu giữ lâu dài cho cá nhân về tham gia kỳ thi.

    XEM THÊM: Thanh Hóa quyết định chi hơn 71 tỷ đồng để nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ

    Chính sách giáo dục về Quy định chuyển đổi trường bán công sang công lập trước 30/6/2025

    Ngày 3/10/2023, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 16/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 41/2020/TT-BGDĐT ngày 3/11/2020.

    Theo đó, GD&ĐT yêu cầu đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông thuộc đối tượng phải chuyển đổi theo quy định tại Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gồm: Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; Cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

    Thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập ban hành kèm theo Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT có quy định hồ sơ chuyển đổi trường mầm non, phổ thông bán công sang công lập bao gồm những giấy tờ như tờ trình xin chuyển đổi loại hình trường; đề án chuyển đổi loại hình trường; báo cáo kiểm kê, phân loại, định giá tài sản, kiểm toán tài chính và hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất; danh sách trích ngang của cán bộ, viên chức trong biên chế, hợp đồng của trường chuyển đổi…

    Thông tư 16/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực ngày 20/11/2023.

    Hoàng Yên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chinh-sach-moi-ve-giao-duc-co-hieu-luc-tu-thang-11-2023-tang-ty-le-giai-cua-ky-thi-chon-hoc-sinh-gioi-cap-quoc-gia-a597196.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan