+Aa-
    Zalo

    Chủ đầu tư “cầm” dự án BĐS: Cần minh bạch thông tin hơn nữa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - "Trong lúc đang hoàn thiện dự án đó, các nhà kinh doanh BĐS không có quyền huy động dân chúng đóng góp tiền vào." - Ông Hiếu nhận định.

    (ĐSPL) - "Trong lúc đang hoàn thiện dự án đó, các nhà kinh doanh BĐS không có quyền huy động dân chúng đóng góp tiền vào."  - Ông Hiếu nhận định.

    Vừa qua, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội chính thức công bố danh sách dự án chủ đầu tư đang thế chấp tại Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội đến ngày 29/7/2016.

    Trong danh sách trên có nhiều “ông lớn” bất động sản như: Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – Invest (Khu đất có ký hiệu TTDV-01, KĐTM An Hưng, phường La Khê và phường Dương Nội, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất, Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính (Khu A, B Tổ 51 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) thế chấp quyền sử dụng đất, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh thế chấp 1 phần tài sản gắn liền với đất hình thành trong lương lai dự án tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa. Công ty TNHH Đầu tư Capitaland - Hoàng Thành (CT09 - Khu Cổ Ngựa, Khu đô thị mới Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựngTrung Việt (KĐTM Phú Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất …

    Ngoài ra, còn kể đến trong bản danh sách này cũng có tên của nhiều công ty bất động sản khác: Công ty Cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội (thửa số 04, 03, 02, 01 phường Yên Nghĩa, phường Dương Nội, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất. Công ty TNHH Mai Trang (Dự án số 16 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) thế chấp quyền sử dụng đất. Công ty cổ phần Hóa chất và Vật tư Khoa học kỹ thuật (Dự án Số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) thế chấp bằng quyền sử dụng đất…

    Dự án 177 Trung Kính của Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú.

    Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, một người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản đánh giá việc công khai thông tin của các dự án BĐS là hết sức đúng đắn và có lợi cho người dân.

    “Ở trong TPHCM họ đã công khai ra 77 dự án và ở hà nội đã công khai ra 34 dự án. Đương nhiên, mọi sự minh bạch, công khai đều là tốt. Người mua nhà người ta cũng muốn biết, căn nhà của họ đang đầu tư tiền vào đã được thế chấp cho ngân hàng hay chưa?” – Ông Hiếu cho hay.

    Tuy nhiên vị chuyên gia kinh tế này cũng nhận định việc công khai cũng làm cho dư luận rất hoang mang. Thông tin dự án thế chấp cho ngân hàng chỉ là một phần không đầy đủ, cơ quan chức năng cần công khai thêm những thông tin như thế chấp cho ai, thế chấp với giá trị bao nhiêu, thời gian thế chấp bao nhiêu, thế chấp vì mục đích gì, … Và điều này cũng cần có trong hệ thống quản lý dự án BĐS ở Việt Nam.

    Việc huy động nguồn vốn liệu có mang đến những rủi ro?

    Đặc điểm hoạt động của thị trường bất động sản nước ta là các chủ đầu tư dự án phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng và nguồn huy động từ người dân có nhu cầu mua nhà. Đối với nguồn vốn tín dụng, các chủ đầu tư thường vay để phát triển dự án, xây dựng công trình, nhà ở, thực hiện quy định về bảo lãnh ngân hàng khi bán nhà hình thành trong tương lai ... và thường lấy chính dự án, công trình đó để thế chấp ngân hàng.

    “Ở Mỹ không được phép huy động tiền của ngân hàng, họ có thể vay ngân hàng để hoàn thiện dự án đó rồi mới bán cho dân chúng. Trong lúc đang hoàn thiện dự án đó, các nhà kinh doanh BĐS không có quyền huy động dân chúng đóng góp tiền vào, đó là điểm lấn cấn trong hệ thống tài chính Việt Nam” – ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết thêm.

    Theo đó, chuyên gia này cho rằng việc lấy tiền cả hai bên (của ngân hàng và người dân – PV) khiến khó kiểm soát nguồn vốn và có thể xảy ra việc đầu tư “chồng chéo”, thậm chí số tiền đó có thể lại dùng để tài trợ dự án khác, thành ra việc các nhà đầu tư BĐS huy động tiền của dân chúng mới là điều không hợp lý.

    Hải Đăng (thực hiện)
    Nguồn: Nguoiduatin
    Xem thêm clip:
    [mecloud]yKpLKrbC6D[/mecloud]
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chu-dau-tu-cam-du-an-bds-can-minh-bach-thong-tin-hon-nua-a142142.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan