+Aa-
    Zalo

    Có hay không chuyện uống rượu trên vũ trụ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trên lý thuyết, cả Liên Xô lẫn Mỹ đều áp dụng "luật khô": cấm các nhà du hành vũ trụ uống rượu.

    (ĐSPL) - Trên lý thuyết, cả Liên Xô lẫn Mỹ đều áp dụng "luật khô": cấm các nhà du hành vũ trụ uống rượu.
    Có hay không chuyện uống rượu trên vũ trụ?

    Tranh luận về đề tài "du hành vũ trụ và rượu" diễn ra ở cả hai bờ đại dương gần như ngay từ khởi đầu kỷ nguyên vũ trụ. Ai cũng biết chuyến bay vào vũ trụ và tình trạng không trọng lượng khiến con người yếu ớt, uể oải, bị mất cảm giác ngon miệng cùng khả năng miễn dịch và khối lượng cơ bắp. Cũng từng có đề xuất loại bỏ một phần những triệu chứng này bằng rượu, tất nhiên, với liều lượng hợp lý. Bởi rượu không chỉ đơn thuần là kích thích tố mà còn cung cấp năng lượng và vi dưỡng chất. Nhưng uống có thể gây những sự cố nghiêm trọng trên vũ trụ.
     
    Có hay không chuyện uống rượu trên vũ trụ?

    Có hay không chuyện uống rượu trên vũ trụ?

    Câu hỏi về bãi bỏ “luật khô” nổi lên ở giao thời 1960-1970, khi bắt đầu xây dựng các trạm không gian. Năm 1971, Salyut-1 bay lên quĩ đạo và  2 năm sau là Skylab. Các phi hành đoàn phải sống một thời gian dài trên quỹ đạo, ăn những món dinh dưỡng “vũ trụ” vô vị. Cần có gì đó kích thích sự ngon miệng. Một lần nữa, người ta lại luận bàn về rượu.
    Báo chí Mỹ đưa tin NASA yêu cầu sự hỗ trợ của các chuyên gia, với điều kiện: đồ uống phải là của Mỹ. Sự lựa chọn của các chuyên gia dừng lại ở thương hiệu vang Paul Masson: Rare Cream Sherry. Dung lượng được xác định: 4 ounce trong 4 ngày cho mỗi người.
    Có hay không chuyện uống rượu trên vũ trụ?

    Thương hiệu vang Paul Masson: Rare Cream Sherry.

    Và các kỹ thuật gia sáng chế ra kiểu bình chứa để uống rượu trong tình trạng không trọng lượng. Đó là một túi nhựa gắn cái ống mềm. Túi đồ uống này được kiểm nghiệm với những người trên chiếc máy bay đặc biệt, mỗi lần bổ nhào sẽ tạo ra tình trạng không trọng lượng. Khi mùi thơm của rượu vang tỏa ra khắp cabin, nơi các vị hành khách đang lửng lơ và có cảm giác không ổn, thì họ thấy hoàn toàn tồi tệ như phát ốm. Thêm một lần nữa chiếc máy bay thí nghiệm xứng với biệt danh của nó là Vomit-Comet hoặc "Sao chổi nôn ọe” như vẫn gọi trong NASA.
    Năm 1972, một chỉ huy tương lai của Skylab có lần lỡ lời lộ ra rằng rượu vang Rare Cream Sherry được đưa vào thực đơn của các phi hành gia. Sau chuyện này, cả đống thư giận dữ đổ đến NASA và các bác sĩ đã rút món đồ uống khỏi khẩu phần dinh dưỡng của cư dân Skylab. Điều này xảy ra từ rất lâu trước khi phóng trạm Skylab lên quĩ đạo.
    Thế còn tình hình uống rượu với các phi hành gia Nga thì sao? Chính thức mà nói, lệnh cấm đã và đang có hiệu lực, mặc dù cũng có nhiều cách vi phạm.
    Trưởng ban biên tập tạp chí “Thời sự vũ trụ” Igor Marinin kể như sau: “Có ý kiến, kể cả của các bác sĩ, cho rằng một lượng nhỏ rượu tốt sẽ cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, có giấc ngủ ngon. Nhiều phi hành gia tin vào điều đó. Ngay từ những năm 70 họ đã mang được lên tàu một ít đồ uống có cồn. Rượu cônhắc đựng trong bình dẹt bằng nhựa cất vào túi áo giáp phi công. Đã có trường hợp các phi hành gia cần tiến hành thí nghiệm với rượu – xem xét “hành vi” của thứ chất lỏng này trong trạng thái không trọng lượng ở các thùng nhiên liệu. Sau khi làm theo các chỉ dẫn thí nghiệm, cần đổ rượu xuống biển. Nhưng rượu đã không bị đổ...xuống biển”.
    Có hay không chuyện uống rượu trên vũ trụ?

    Nhà du hành vũ trụ người Pháp Jean-Loup Chretien (người đang vẫy tay) được phép mang theo rượu vang  Bordeaux lên Trạm không gian Mir.


    “Trên Trạm không gian Mir có một lần rượu được cấp chính thức. Trạm đón Jean-Loup Chretien người Pháp, anh này được phép mang theo rượu vang từ vùng Bordeaux. Món Gostinets hóa ra rất hợp khẩu vị của các phi hành gia khác và tâm trạng toàn đội được cải thiện rõ rệt”.
    Người ta mang lên Trạm không gian Mir cả rượu sâm với hiệu lực bổ dưỡng. Tuy nhiên, sau đó xác minh được rằng đồ uống nặng độ cồn bay hơi gây nguy hiểm cho các thiết bị của trạm. Hơi cồn làm hư hại hệ thống tái sinh không khí. Đã từng có mấy tình huống nguy hiểm như vậy, có thể gây cháy.
    Thực ra đã từng có chuyện bắt lửa xảy ra trên Trạm Mi” vào năm 1997, nhưng lại không phải vì món rượu sâm. Sau khi vất vả chế ngự lửa, các thành viên đội bay Nga-Mỹ phục hồi tinh thần chính nhờ sử dụng rượu cônhắc. Phi hành gia Jerry Linenger đã ghi lại những khỏanh khắc kỷ niệm nhớ đời này. Còn có trường hợp khác từ trước đó. Năm 1980 con tàu Soyuz T-2 bay lên Trạm Salyut-6. Khi tiếp cận, hệ thống hướng dẫn tự động bỗng ngừng hoạt động, chu trình kết nối phải thực hiện hoàn toàn bằng tay. Sự căng thẳng kinh khủng của nhóm phi hành gia được xoa dịu nhờ chút ruợu cônhắc mang lén lên Salyut-6 trong ống đựng bằng titan. Điều thú vị là chiếc bình dẹt được tạo hình như cuốn sách lớn, bên ngoài in dòng chữ “Thí nghiệm khoa học”. Trước thời điểm phóng tàu ở Baikonur, khi nhìn thấy “cuốn sách” lạ, công trình sư trưởng đã nổi giận: “Thí nghiệm nào đây? Tại sao tôi không biết gì về chuyện này?”. Người ta trấn an công trình sư trưởng, làm ông hiểu ra rằng “cần phải thế”.
    Có hay không chuyện uống rượu trên vũ trụ?
    Các nhà du hành trên tàu Con thoi Mỹ tin rằng mang rượu trong bụng dễ hơn giấu giếm trong túi áo.
    Cuối cùng, xin nói về khỏang thời gian mới đây. Gần đến buổi hoàng hôn của kỷ nguyên tàu con thoi, đã có bằng chứng cho thấy rằng khi xuất phát vào chuyến bay, các phi hành gia lên khoang tàu trong tình trạng say xỉn. Chắc họ tin rằng mang rượu trong bụng mình sẽ dễ dàng hơn là giấu diếm trong túi áo. Còn các phi hành gia Nga thì sao? Cứ thử hỏi họ về “luật khô”, họ sẽ nói với bạn rằng đạo luật cấm rượu này vẫn giữ nguyên hiệu lực...và cười bí ẩn.
    Văn Linh (theo Tiếng nói nước Nga)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-hay-khong-chuyen-uong-ruou-tren-vu-tru-a21132.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan