Đi tìm “cha đẻ” của đề thi ghê rợn gây sốt trên mạng


Thứ 5, 19/11/2015 | 06:21


(ĐSPL) - Một đề thi luật vừa được đưa lên các trang mạng xã hội đã nhanh chóng gây nên làn sóng phản đối dữ dội.

(ĐSPL) - Một đề thi luật vừa được đưa lên các trang mạng xã hội đã nhanh chóng gây nên làn sóng phản đối dữ dội. Nguyên do, ngôn ngữ của đề thi này được cho là sặc mùi “xã hội đen”, cách ra đề miêu tả chi tiết các hành động ghê rợn khiến người đọc giật mình. Hiện, các ngôi trường đào tạo luật uy tín trên cả nước mà chúng tôi liên hệ đều không thừa nhận đề thi này là của trường mình. Vậy, nó ở đâu ra?

Xôn xao đề thi mang tính bạo lực

Hình ảnh đề thi luật này được đưa lên mạng, nhiều người cho rằng đây không phải là một trò đùa mà phản ánh một đề thi có thực. Bởi, hình ảnh chụp đề thi sắc nét và bố cục chặt chẽ. Đọc đề thi, người ta giật mình vì ngôn ngữ đậm chất bạo lực, tình huống ghê rợn. Không ít ý kiến cho rằng, nếu đây là một đề thi thật, của cơ sở đào tạo chính thống thì các thầy cô không nên đặt sinh viên vào bối cảnh tù ngục với hình ảnh ghê rợn như vậy.

Liên quan đến đề thi gây xôn xao dư luận, PV báo ĐS&PL đã có cuộc trao đổi với sinh viên Trần Ngọc Quang, hiện đang theo học tại khoa Luật, đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội. Theo Quang, đề thi đã đưa ra một tình huống pháp lý hoàn toàn có khả năng xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên, sinh viên này không đồng tình với đề này – nếu có thực vì ngôn ngữ mang tính bạo lực và quá kích động. Người ra đề miêu tả chi tiết buổi cắt máu ăn thề, ngôn ngữ đậm chất giang hồ, đặc biệt khi các nhân vật nói về tội ác của mình mà không hề có tâm lý ăn năn. Thậm chí, dường như họ đang khoe chiến tích với nhau.

Sinh viên Quang cho rằng, có thể đây là đề thi thuộc môn Hình sự của một cơ sở dạy luật nào đó. Vì, bố cục của đề thi chủ ý đưa sinh viên vào một tình huống pháp lý có vấn đề, đòi hỏi sinh viên phải áp dụng kiến thức để trả lời câu hỏi liên quan đến việc phân loại tội phạm trong Bộ luật Hình sự. Sinh viên Trần Ngọc Quang khẳng định, trong quá trình học, đọc tài liệu ở khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, chưa từng gặp tình huống pháp lý kiểu như vậy. Thông thường, đề thi của khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, các thầy cô chủ ý đưa sinh viên vào tình huống pháp lý một cách ngắn gọn, đầy đủ, cụ thể nhưng không miêu tả các tình tiết rùng rợn.

Trả lời PV báo ĐS&PL, sinh viên Uông Văn Hoàng đang theo học tại ĐH Luật Hà Nội cho biết, xét về lô gíc cấu trúc đề thi cho thấy, người ra đề muốn đưa một tình huống pháp lý buộc sinh viên phải vận dụng kiến thức đã học ở học phần Hình sự 1 để trả lời. Về ngôn ngữ của đề thi, sinh viên Hoàng cho rằng, không phù hợp với môi trường sư phạm. “Trong các bài tập của sinh viên đại học Luật Hà Nội, thầy cô thường xuyên đưa sinh viên vào các giả định, tình huống có vấn đề. Bố cục của đề thi luôn chặt chẽ và không miêu tả tỉ mỉ tâm trạng nhân vật một cách thừa thãi, gây tâm lý rợn người như tình huống trên”, sinh viên Hoàng khẳng định.

Nội dung đề thi khiến dư luận dậy sóng

“Linh Miu, Hưng Cún, Hà Gà và Long Lợn cùng nằm trong trại giam Phú Sơn – Thái Nguyên. Bốn người do hợp tính nhau nên quyết định cắt máu ăn thề, kết làm huynh đệ. Sau khi rạch cổ tay được một bát máu, 4 anh em lần lượt uống bát máu và hô vang lời thề huynh đệ. Linh Miu: Tao phạm tội cướp tài sản, theo khoản 2, Điều 133, BLHS. Hưng Cún: Tao phạm tội cố ý gây thương tích, theo khoản 3, Điều 105, BLHS. Hà Gà: Tao phạm tội giết người, theo khoản 1, Điều 94, BLHS. Long Lợn: Hôm nay dù không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm với chúng mày nhưng xin nguyện được chết cùng ngày, cùng tháng, cùng năm. Tao, Long Lợn, phạm tội lây truyền HIV cho người khác, theo khoản 1, Điều 117.

Hãy xác định Linh Miu, Hưng Cún, Hà Gà, Long Lợn thuộc loại tội phạm nào (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng)? Tại sao?”.

Phản cảm, không rõ nguồn gốc

Để làm rõ hơn đề thi luật xuất phát từ trường đại học nào, PV báo ĐS&PL liên hệ với một số trường ĐH đào tạo chuyên ngành luật. Trao đổi với PV, TS. Lê Đình Nghị, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Luật Hà Nội cho biết: “Ở trường chúng tôi không có ai ra đề như thế. Ngay sau khi thấy cư dân mạng xôn xao bàn tán, chúng tôi đã tìm đọc đề này và thấy rất lạ. Tôi đã gọi điện trực tiếp cho tổ trưởng bộ môn luật Hình sự và được vị này trao đổi lại rằng, trong ngân hàng đề thi không có đề nào như vậy...”.

Ông Lê Văn Hiển.

Tiến sỹ Nghị cũng chia sẻ, hiện nay, việc dạy luật và học luật có nhiều cơ sở đào tạo. Rất nhiều trường có chuyên ngành luật nên không dễ để biết được nơi nào ra đề thi như thế. Bình luận về đề thi, TS. Nghị cho rằng, ngôn ngữ trong đề sặc mùi “xã hội đen” với những câu như “cắt máu ăn thề”, “rạch cổ tay”... Ở góc độ một nhà sư phạm, tiến sỹ Nghị khẳng định, đề thi này phản khoa học và không thể chấp nhận được. Riêng ở trường ĐH Luật Hà Nội, công tác ra đề cho sinh viên có quy trình và được kiểm tra chặt chẽ từ bộ môn, không bao giờ  có đề thi kiểu đó”.

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Lê Văn Hiển, Phó trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Luật TP.HCM

Những đề thi gây “sốc” trên mạng

Thời gian qua, câu chuyện đề thi đưa ra những giả định phản giáo dục xuất hiện ngày càng nhiều gây nhức nhối cho các bậc phụ huynh. Đơn cử như đề toán có nội dung tảo hôn: "Hiện nay Nam 4 tuổi, tuổi của bố gấp 4 lần tuổi Nam, tuổi của mẹ gấp 3 lần tuổi Nam. Hỏi bố Nam bao nhiêu tuổi, mẹ Nam bao nhiêu tuổi?". Nếu đúng theo toán học, chỉ cần thực hiện phép nhân là có thể tính ra được tuổi của bố Nam là 16, mẹ Nam là 12. Vậy có nghĩa là mẹ sinh Nam năm... 8 tuổi và bố là 12 tuổi?! Tiếp đó, một đề toán miêu tả lịch sử một cách phi thực tế, đầy tính bạo lực, phản khoa học cũng bị cộng đồng mạng phản đối: “Bạn Võ Tiến Trung ở Quảng Nam mới 8 tuổi đã cùng cô chú đi đánh Mỹ, cứu nước. Một lần bạn Trung đã dùng lựu đạn diệt 7 tên Mỹ. Một lần khác, bạn ấy lại diệt 7 tên thám báo ác ôn và 3 tên Mỹ. Hỏi cả hai lần đó, bạn Trung đã diệt tất cả bao nhiêu giặc Mỹ và ác ôn?".

nhấn mạnh: “Chúng tôi không ra đề thi phản cảm như vậy. Việc ra đề thi được thực hiện một cách nghiêm ngặt và qua nhiều khâu kiểm duyệt. Đề thi của trường tuyệt đối không dùng ngôn ngữ tục tĩu, văn phong bậy bạ hay rùng rợn. Chúng tôi đã rà soát lại, các bộ môn trong trường đều khẳng định không có đề thi nào như đề thi nêu trên và cũng không thầy cô nào thiếu kiến thức, nhận thức đến nỗi ra một đề thi sặc mùi “xã hội đen” như vậy. Các đề thi phải có tên trường ở phía trên. Còn đề thi lạ này không ghi rõ ở đâu thì làm sao mà tìm được “cha đẻ” của nó. Kiểu đề thi này thì ai cũng có thể tự chế, bịa đặt rồi tung lên mạng được. Có thể nói, các trường có chuyên ngành luật sẽ không ra những đề thi phản giáo dục”.

PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh, Phó Chủ nhiệm khoa Luật, trường ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Theo tôi, đề thi trên không ghi rõ tên trường, ngày tháng thì ai cũng có thể “sản xuất” được. Thời gian gần đây, khoa chúng tôi không tổ chức thi nên không ra đề. Riêng với đề thi lạ vừa xuất hiện trên mạng, tôi cho rằng, ngôn ngữ, văn phong, chuyên môn không đảm bảo và không phù hợp với môi trường sư phạm”.

VŨ PHƯƠNG – TRINH PHÚC

Xem thêm video:

[mecloud]Vf3bAqz4Uw[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/di-tim-cha-de-cua-de-thi-ghe-ron-gay-sot-tren-mang-a120327.html