+Aa-
    Zalo

    COP27 đạt bước tiến lịch sử khi thông qua quỹ hỗ trợ tổn thất và thiệt hại

    (ĐS&PL) - Các nước đang phát triển yêu cầu các nước phát triển có lượng phát thải lớn phải bồi thường cho những tổn thất và thiệt hại mà các nước nghèo đang phải gánh chịu từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

    AP đưa tin, hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc COP27 đã kết thúc vào hôm 19/11 với việc các quốc gia phát triển đồng ý thành lập một quỹ chi trả cho những thiệt hại mà các quốc gia nghèo hơn phải hứng chịu vì tình trạng biến đổi khí hậu.

    buoc tien lich su cop27 thong qua thoa thuan lap quy boi thuong khi hau 1
    Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres (bên trái) và Ngoại trưởng Ai Cập, Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh COP27 - ông Sameh Shoukry (bên phải). Ảnh: AP

    Đối với những nước đang phát triển, nguồn ngân sách từ các quốc gia giàu có được coi như một khoản bồi thường do các nước này chiếm phần lớn lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Trong khi đó, các quốc gia nghèo hơn phải chịu phần lớn hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra bởi tình trạng biến đổi khí hậu. 

    "Sau 3 thập kỷ, chúng ta cuối cùng cũng tìm được công lý về biến đổi khí hậu. Chúng ta đã đáp lại lời kêu gọi yêu cầu được bồi thường từ hàng trăm triệu người dân đã phải chịu đau thương và mất mát vì tình trạng biến đổi khí hậu", Bộ trưởng Tài chính Tuvalu, ông Seve Paeniu, cho biết.

    Nội dung này không nằm trong chương trình nghị sự chính thức ban đầu, tuy nhiên nỗ lực của các nước đang phát triển đã biến đây thành chủ đề được quan tâm nhất tại hội nghị, và việc Hội nghị thông qua thỏa thuận thành lập quỹ bồi thường được các nhà chuyên môn đánh giá là bước tiến lịch sử.

    Mặc dù thỏa thuận mới không đưa ra nỗ lực cắt giảm khí thải mạnh hơn, “chúng tôi đã đồng ý với những gì được đưa ra trong thỏa thuận, vì chúng tôi muốn sát cánh với những nước có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất”, đặc phái viên khí hậu Đức Jennifer Morgan nhấn mạnh.

    Trong năm nay, các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra như lũ lụt tại Pakistan, hạn hán nghiêm trọng đe dọa gây ra nạn đói ở Somalia... đã thu hút sự tập trung vào các nước gánh chịu thảm họa thiên tai, vốn đã chật vật đối phó với lạm phát leo thang và các khoản nợ ngày càng tăng.

    Tuy nhiên việc nhanh chóng phê duyệt thỏa thuận lập một quỹ bù đắp những tổn thất và thiệt hại cho các nước nghèo bị ảnh hưởng bởi thảm họa khí hậu vẫn để lại nhiều quyết định gây tranh cãi, trong đó có cả việc ai sẽ bỏ tiền vào quỹ đó. Chi tiết về quỹ mới sẽ được đưa ra trong cuộc họp vào năm tới, theo Đài NHK.

    Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ sự thất vọng với thỏa thuận trên không đẩy mạnh nỗ lực giảm lượng khí thải, theo AFP. EU và các nước phát triển khác trước đó đã thúc đẩy các cam kết mạnh mẽ hơn để giảm lượng khí thải nhằm đạt được mục tiêu đầy tham vọng là hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.

    "Liên minh châu Âu đến đây để làm cho ngôn ngữ mạnh mẽ được thông qua và chúng tôi thất vọng vì đã không đạt được điều này”, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Frans Timmermans phát biểu tại phiên bế mạc của hội nghị COP27.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cop27-dat-buoc-tien-lich-su-khi-thong-qua-quy-ho-tro-ton-that-va-thiet-hai-a557863.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam

    ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam

    Ngày 24 tháng 10 năm 2022, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã thu xếp gói tài chính chống biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD cho Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast) để hỗ trợ sản xuất xe buýt điện vận tải công cộng và mạng lưới trạm sạc xe điện đầu tiên của Việt Nam. Gói tín dụng nhằm góp phần hỗ trợ mục tiêu đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 của Việt Nam và thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao.