+Aa-
    Zalo

    Cùng Bác sĩ Dược Sài Gòn tìm hiểu về chế độ ăn cho trẻ bị thiếu máu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thiếu máu ở trẻ gây ra nhiều phiền toái, khiến trẻ khó có thể phát triển một cách toàn diện. Một trong những cách điều trị hiệu quả

    Thiếu máu ở trẻ gây ra nhiều phiền toái, khiến trẻ khó có thể phát triển một cách toàn diện. Một trong những cách điều trị hiệu quả căn bệnh này là cung cấp đầy đủ các chất còn thiếu trong trẻ qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

    Cùng Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu nguyên nhân gây thiếu máu và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ thiếu máu.

    Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em?

    Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố (Hb) trong một đơn vị thể tích máu. Hb là một protein có chứa chất sắt nằm trong tế bào hồng cầu. Chức năng chủ yếu của Hb là vận chuyển oxy tới các mô để cơ thể phát triển. Nếu như không đủ sắt để Hb vận chuyển thì sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu máu, ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan. Mức độ ảnh hưởng của thiếu máu có thể từ ít tới nhiều hoặc nguy kịch tới tính mạng của trẻ.

    Trẻ được coi là thiếu máu khi Hb dưới 100g/l ở trẻ 6 tháng đến 6 tuổi và Hb dưới 120g/l đối với trẻ từ 7 – 14 tuổi.

    • Trẻ bị thiếu máu do giảm sinh: Do thiếu yếu tố tạo máu như thiếu sắt, thiếu acid folic, thiếu vitamin B12, thiếu protein và thiếu máu do giảm sinh và suy tủy xương.
    • Thiếu máu bệnh lý do tan máu như bệnh huyết cầu tố, bệnh của màng hồng cầu, tan máu tự miễn.
    • Trẻ bị thiếu máu do chảy máu: Do bé bị chấn thương, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa hoặc do giun móc, loét dạ dày tá tràng, trĩ, sa trực tràng...

    Triệu chứng thiếu máu ở trẻ

    • Da xanh xao, niêm mạc nhợt và trẻ kém hoạt bát, học không chú ý nên kết quả kém, hay buồn ngủ.

    • Khi bị thiếu máu nặng, trẻ có khó thở, nhịp tim nhanh, thở nông, khó thở khi gắng sức.

    • Trẻ hay bị viêm nhiễm đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác.

    • Trẻ cũng thường xuyên biếng ăn, không tăng cân hay sụt cân, môi khô, lưỡi láng, mất gai, móng dẹt hoặc khum hình thìa.

    • Trẻ bị thiếu máu có thể tóc bị khô nên dễ rụng, dễ gãy...

    • Trẻ dưới 2 tuổi thường chậm biết ngồi, biết đi, chậm tăng trưởng cân nặng và chiều cao,...

    • Khi làm các xét nghiệm thấy huyết sắc tố giảm và sắt huyết thanh giảm.

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu

    Theo Bác sĩ Dược Sài Gòn thiếu máu ở trẻ nhỏ tuy không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm, nhưng lại gây ra nhiều phiền toái. Làm cơ thể trẻ mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung, ... khiến trẻ khó có thể phát triển một cách toàn diện. Do vậy khi trẻ được chẩn đoán là thiếu máu, chế độ dinh dưỡng để cân bằng lại các vi chất, phòng tránh thiếu máu là rất quan trọng. Một số loại thực phẩm trẻ nên ăn khi bị thiếu máu:

    • Tăng cường cho trẻ bú mẹ: Sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng và tốt nhất cho bé. Trong sữa mẹ có đầy đủ các vi chất cho bé, vì vậy mẹ nên có chế độ ăn hợp lý để bé hấp thu các vi chất từ sữa mẹ.

    • Thịt đỏ: Thiếu máu là do thiếu sắt, vì vậy các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn nạc) thường chứa nhiều sắt, giúp trẻ phòng chống thiếu máu. Bên cạnh đó, trong các loại thịt đỏ còn có tác dụng giúp hạ cholesterol hiệu quả.

    • Hải sản: Đây là một thực phẩm dinh dưỡng cho bé thiếu máu. Hải sản chứa nhiều sắt và các vitamin tốt cho sức khỏe. Một số loại hải sản nên cho bé ăn nhằm phòng chống thiếu máu như cá, nghêu, sò, hến, trai, tôm, cua, ...

    • Gan lợn: Gan lợn chứa nhiều vitamin A, B, D cùng các khoáng chất khác giúp cơ thể bé phát triển khỏe mạnh, vì vậy nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày cho bé.

    • Rau củ, trái cây: Rau xanh chứa nhiều dinh dưỡng. Mẹ nên cho bé ăn các loại rau như: cải xoăn, cải bó xôi, rau diếp, bí ngô, súp lơ xanh, rau ngót, khoai tây hay các loại đậu đỗ. Nó giúp trẻ bù lại lượng sắt còn thiếu trong cơ thể. Trẻ thiếu máu cũng nên ăn nhiều trái cây như dưa hấu, nho, dâu tây, đu đủ, chuối, chà là, mận, ...

    • Một số loại khác: Bên cạnh các loại trái cây chứa nhiều sắt thì mẹ nên bổ sung cho trẻ bị thiếu máu những loại quả chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ bé trong việc hấp thụ sắt.

    Phòng ngừa thiếu máu cho trẻ

    Giảng viên Điều dưỡng đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ bên cạnh việc nâng cao khẩu phần ăn cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày, để phòng chống thiếu máu cho trẻ, bà mẹ cần lưu ý:

    • Bà mẹ phải ăn uống tốt, đầy đủ khi có thai và cho con bú.

    • Uống viên sắt theo hướng dẫn: Đối với trẻ em, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non việc bổ sung viên sắt cần theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bà mẹ mang thai bổ sung sắt theo từng thời kỳ mang thai và sau sinh để phòng ngừa thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    • Sau khi sinh nên cho trẻ bú sớm, bú đủ và kéo dài. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa thiếu ở trẻ em.

    • Phòng chống giun sán bằng cách vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và gia đình thường xuyên, ăn sạch, uống sạch và nấu kỹ trước khi ăn, tẩy giun định kỳ cho trẻ theo hướng dẫn.

    Linh Nga
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cung-bac-si-duoc-sai-gon-tim-hieu-ve-che-do-an-cho-tre-bi-thieu-mau-a352033.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.