+Aa-
    Zalo

    Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Boris Johnson sẽ diễn ra như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thủ tướng Anh Boris Johnson chuẩn bị phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong chiều 6/6 (giờ Anh) sau hàng loạt những bê bối vừa qua.

    Ông Graham Brady, chủ tịch Ủy ban 1922 - cơ quan giám sát việc bầu lãnh đạo đảng Bảo thủ, cho biết một vài  nghị sĩ đảng Bảo thủ đã gửi thư bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Boris Johnson, dẫn đến một bỏ phiếu về vai trò lãnh đạo của người đứng đầu chính phủ Anh. Theo đó, ông Boris Johnson sẽ phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào chiều 6/6 (giờ Anh). Dưới đây là cách cuộc bỏ phiếu này diễn ra.

    Cuộc bỏ phiếu được kích hoạt ra sao?

    Theo quy định, cuộc bỏ phiểu bất tín nhiệm sẽ được tổ chức khi ông Brady nhận được tư bất tín nhiệm về hoạt động của thủ tướng từ ít nhất 15% nghị sĩ đảng Bảo thủ. Quốc hội Anh hiện có 359 nghị sĩ, do đó, ít nhất 54 nghị sĩ phải gửi thư bất tín nhiệm với ông Boris Johnson để kích hoạt một cuộc bỏ phiếu. 

    Các nghị sĩ không cần phải tiết lộ danh tính của họ, mặc dù một số đã chọn công khai thông tin sau áp lực từ các cử tri hoặc trong nỗ lực khuyến khích những người khác làm điều tương tự. Thư bất tín nhiệm có thể được gửi đến văn phòng của ông Brad hoặc gửi qua email. Trong suốt quá trình này, chỉ ông Brady biết có bao nhiêu lá thư đã được gửi đi. 

    screen shot 2022 06 06 at 160946
    Ông Gramham Brady, Chủ tịch Ủy ban năm 1922. Ảnh: AFP 

    Ông Brady không cần gọi cho mọi nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã gửi thư để kiểm tra xem họ có hài lòng với quyết định của mình hay không trước khi công bố cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Ông cũng không cần thông qua danh sách những người đã gửi thư bất tín nhiệm.

    Số phận của thủ tướng sẽ ra sao sau các cuộc bỏ phiếu?

    Theo quy định, để tại vị, một nhà lãnh đạo phải giành được ít nhất 50% phiếu tín nhiệm, cộng với một phiếu ủng hộ từ đảng của quốc hội. Có nghĩa là ông Johnson cần 180 phiếu tín nhiệm để có thể tiếp tục giữ chức thủ tướng Anh. 

    Cuộc bỏ phiếu diễn ra trực tiếp, trong đó, các nghị sĩ đích thân bỏ phiếu vào thùng. Cuộc bỏ phiếu có thể được tổ chức trong một phòng ủy ban lớn tại Cung điện Westminster, thường được sử dụng cho các cuộc họp của Ủy ban năm 1922. Nếu một nghị sĩ ở xa Westminster, họ có thể đề cử một đồng nghiệp bỏ phiếu thay với tư cách là người ủy nhiệm.

    Các nghị sĩ tham giả bỏ phiếu không được phép chụp hình bên trong cuộc họp. Tuy nhiên, sẽ có các cuộc vận động hành lang và các phóng viên thường túc trực bên ngoài để xem có những ai tới tham gia cuộc bỏ phiếu.

    Theo ông Brady, các lá phiếu sẽ được kiểm đếm ngay sau khi cuộc bỏ phiếu hoàn tất. Kết quả có thể được đưa ra sau ngày 6/6. 

    Nhiều khả năng ông Brady sẽ tập hợp các nghị sĩ và nhà báo trong cùng một phòng ủy ban và tuyên bố rằng đảng của quốc hội có hoặc không tín nhiệm thủ tướng sau đó đưa ra kết quả phiếu bầu theo cả hai hướng. Việc này đã được thực hiện trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với cựu Thủ tướng Theresa May hồi năm 2018.

    Điều gì sẽ xảy ra với ông Johnson?

    Nếu Johnson nhận được ít hơn 180 phiếu bầu thì đảng sẽ chọn một nhà lãnh đạo mới và bầu ra một thủ tướng mới. Theo hiến pháp, Vương quốc Anh yêu cầu phải một thủ tướng tại vị mọi lúc, có nghĩa là ông Johnson sẽ tiếp tục ở vị trí này cho đến khi chọn được người kế nhiệm.

    Trước đây, khi ông Johnson thay thế bà May, quá trình này kéo dài khoảng 2 tháng. Mặc dù thời gian có thể được rút ngắng nhưng việc liên quan đến một cuộc bỏ phiếu của các thành viên đảng Bảo thủ. Cuộc bỏ phiếu này cần có thời gian và bao gồm nhiều sự kiện phức tạp.

    screen shot 2022 06 06 at 161301
    Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: AFP 

    Trong trường hợp ông Johnson quyết định muốn rời đi ngay lập tức khi không đạt đủ phiếu tín nhiệm, Anh sẽ cần có một Thủ tướng tạm thời được bổ nhiệm thay thế ông. Trong đó, ông Dominic Raab, hiện là phó thủ tướng, được cho là người phù hợp nhất. 

    Nếu ông Johnson đạt đủ số phiếu tín nhiệm, ông sẽ tạm thời "an toàn" trong 12 tháng. Tuy nhiên, các kết quả có thể dễ dàng bị thay đổi và không phải một sự đảm bảo với ông. Bà May từng giành đủ phiếu tín nhiệm nhưng ngay sau đó bà buộc phải công bố kế hoạch rời đi trước nguy cơ của một cuộc bỏ phiếu mới. Trước đây, bà May từng nhận được sự ủng hộ của gần 2/3 số nghị sĩ. 

    Minh Hạnh (Theo The Guardian)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuoc-bo-phieu-bat-tin-nhiem-doi-voi-thu-tuong-boris-johnson-se-dien-ra-nhu-the-nao-a540130.html
    Thủ tướng Anh lên tiếng xin lỗi trước quốc hội

    Thủ tướng Anh lên tiếng xin lỗi trước quốc hội

    Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định ông không cố ý vi phạm các quy tắc phòng chống đại dịch COVID-19. Ông là nhà lãnh đạo hiện đại đầu tiên của Vương quốc Anh phải nhận án phạt vì vi phạm luật lệ.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thủ tướng Anh lên tiếng xin lỗi trước quốc hội

    Thủ tướng Anh lên tiếng xin lỗi trước quốc hội

    Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định ông không cố ý vi phạm các quy tắc phòng chống đại dịch COVID-19. Ông là nhà lãnh đạo hiện đại đầu tiên của Vương quốc Anh phải nhận án phạt vì vi phạm luật lệ.