+Aa-
    Zalo

    Cuộc đua tìm kiếm "thủ lĩnh" mới của NATO: Những cái tên tiềm năng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Liên quan đến việc Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào năm sau, một số cái tên tiềm năng sẽ kế nhiệm vị trí của ông đã được đưa ra.

    New York Times đưa tin, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã mang đến cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) một cái nhìn mới về vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ châu Âu. Với nguy cơ xung đột leo thang và một cuộc chiến quy mô lớn hơn diễn ra ở Ukraine, giai đoạn này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với liên minh quân sự 73 năm tuổi. 

    Với việc nhiệm kỳ của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg dự kiến sẽ kết thúc vào mùa thu năm 2023, những cái tên sáng giá sẽ kế nhiệm vị trí của ông đã được đưa ra. 

    Một ứng cử viên tiềm năng đầu tiên được nhắc đến là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland (54 tuổi). Bà có thể sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Italy, Ukraine và Nga. 

    cuoc dua tim kiem thu linh moi cua nato nhung cai ten tiem nang1
    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland. Ảnh: Reuters.

    Phó Thủ tướng Canada có kinh nghiệm dày dặn trong việc điều hành các bộ ngoại thương, ngoại giao, tài chính... và có khả năng diễn ngôn tốt trước công chúng và báo chí. Trước đây bà từng là một nhà báo. 

    Bà Freeland là người phụ nữ và người Canada đầu tiên được ứng cử điều hành NATO. 

    Theo New York Times, Liên minh châu Âu (EU) mong muốn người điều hành mới của NATO sẽ đến từ một trong các quốc gia thành viên của họ. Hiện tại có 21 thành viên EU đang thuộc NATO. Trong trường hợp Thụy Điển và Phần Lan được chấp thuận trở thành thành viên NATO, EU sẽ chiếm 23/32 thành viên của tổ chức này.

    Một số cái tên sáng giá khác đến từ châu Âu và đều là phụ nữ bao gồm: Thủ tướng Estonia Kaja Kallas (45 tuổi), Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova (49 tuổi) và cựu Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic (54 tuổi).

    Bà Kolinda Grabar-Kitarovic từng là đại sứ của Croatia tại Washington và từng làm việc tại NATO với tư cách trợ lý tổng thư ký về ngoại giao công chúng. 

    Thủ tướng Estonia Kaja Kallas nắm quyền chưa đầy 2 năm nên bà có thể sẽ không từ bỏ vị trí lãnh đạo quốc gia của mình. Đồng thời, bà Kallas phản đối Nga "quá dữ dội", không đồng tình với bất kỳ cuộc đàm phán nào với Tổng thống Nga Vladimir Putin. 

    Trong khi đó, Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova đang phải đối mặt với tỷ lệ ủng hộ trong nước sụt giảm, cùng những bất đồng nội bộ với đảng liên minh và phe đối lập.  

    cuoc dua tim kiem thu linh moi cua nato nhung cai ten tiem nang2
    Thủ tướng Estonia Kaja Kallas. Ảnh: Getty Images.

    Ứng cử viên đến từ Anh là Ben Wallace (52 tuổi), người giữ chức vụ bộ trưởng quốc phòng của quốc gia này. Việc Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nắm quyền liên tục được cho nhằm khẳng định tính ổn định của London trong hỗ trợ Kiev, đồng thời để tăng cơ hội vào vị trí lãnh đạo NATO.

    Người kế nhiệm Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg chắn chắn sẽ phải điều hành liên minh ở một trong những thời điểm quan trọng nhất lịch sử đối với tổ chức này. 

    Trong khi NATO hoạt động dựa trên sự đồng thuận, người đứng đầu khối này đóng một vai trò quan trọng trong việc hòa giải các yêu cầu của các quốc gia thành viên và thể hiện rõ quan điểm của phương Tây với các nước trên thế giới. 

    Sự lựa chọn cũng có thể trở nên phức tạp hơn bởi các cuộc bầu cử vào mùa xuân năm 2024 sẽ chọn ra ban lãnh đạo mới cho Liên minh châu Âu. Điều này sẽ khởi động một quá trình cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia thành viên khi họ phân chia công việc.

    Bích Thảo(Theo New York Times) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuoc-dua-tim-kiem-thu-linh-moi-cua-nato-nhung-cai-ten-tiem-nang-a556890.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan