+Aa-
    Zalo

    Cuộc tranh giành kho báu 17 tỷ USD từ chiến hạm chìm hơn 300 năm trước

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tây Ban Nha, Colombia và một công ty ở Mỹ đều đang tranh giành quyền pháp lý để sở hữu xác tàu đắm từ hơn 300 năm trước được cho là chứa kho báu giá trị 17 tỷ USD.

    Tây Ban Nha, Colombia và một công ty ở Mỹ đều đang tranh giành quyền pháp lý để sở hữu xác tàu đắm từ hơn 300 năm trước được cho là chứa kho báu giá trị 17 tỷ USD.

    Tàu San José được cho là chứa kho báu trị giá 17 tỷ USD. Ảnh: Getty

    Vào năm 1981, Sea Search Armada - một công ty được tài trợ bởi các nhà đầu tư Mỹ có trụ sở tại Belleview, Washington đã tìm thấy xác tàu 300 tuổi của Tây Ban Nha bị đắm ở vùng biển Caribe ngoài khơi bờ biển Cartagena, Colombia. Con tàu có tên là San José, bị người Anh đánh chìm vào tháng 6/1708 trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha.

    Kể từ đó, San José là một trong những con tàu đắm thu hút nhiều sự chú ý nhất, không chỉ vì ý nghĩa lịch sử mà còn vì con tàu mang theo rất nhiều đồ quý giá bao gồm vàng, bạc và ngọc lục bảo trị giá gần 17 tỷ USD.

    Năm 1700, vua Charles II của Tây Ban Nha qua đời nhưng không có người kế vị thực sự do không có con nối dõi. Việc chọn người kế thừa ngôi vua Tây Ban Nha là vấn đề gây tranh cãi giữa các cường quốc châu Âu khi đó. Vào thời điểm này, Tây Ban Nha và Pháp đều đang tranh giành quyền thống trị ở Tây Âu.

    Họ hàng thân cận nhất của vưa Charles II là hoàng tộc Habsburg ở Áo và gia tộc Bourbon tại Pháp. Việc vua Charles II trao quyền cho Philip - Công tước xứ Anjou thuộc hoàng tộc Bourbon đã bị các cường quốc khác phản đối, cho rằng quyết định sẽ làm mất thế cân bằng quyền lực.

    Năm 1701, Áo, Hà Lan, Anh và Thánh chế La Mã thành lập Đại Liên Minh ủng hộ quyền kế vị của hoàng tộc Habsburg, khơi mào cuộc Chiến tranh Kế vị với Pháp và Tây Ban Nha sau đó một năm. Trong phe Đại Liên Minh, Anh được giao nhiệm vụ chặn các tàu hàng đến Tây Ban Nha để cung cấp tài chính cho cuộc chiến. Các tàu chiến Anh nhiều lần tấn công tàu Tây Ban Nha để cướp hàng hóa có giá trị.

    Ngày 28/5/1708, một trận hải chiến nổ ra giữa ba chiến hạm Tây Ban Nha gồm San José, San Joaquin và Santa Cruz với 4 tàu chiến Anh. Trong lúc giao tranh, tàu San José bị bắn trúng kho đạn, gây ra phản ứng nổ dây chuyền khiến nó chìm xuống đại dương cùng khoảng 600 thủy thủ và toàn bộ những đồ vật giá trị.

    Một số hiện vật nằm dưới xác tàu đắm. Ảnh: Getty

    Đối với các nhà sử học và nhà khoa học, San José là một kho tàng của các hiện vật hàng hải Tây Ban Nha đầu thế kỷ 18. Tuy nhiên, đối với Sea Search Armada, Tây Ban Nha và Columbia, việc tìm thấy con tàu đắm chỉ là khởi nguồn của một “cơn ác mộng pháp lý”.

    Chính phủ Colombia không công nhận kết quả tìm kiếm của công ty Mỹ nên tự tổ chức một cuộc thăm dò mới và phát hiện xác tàu San José vào năm 2015. Cả Sea Search Armada và Tây Ban Nha đang khởi kiện Colombia về quyền sở hữu xác tàu này.

    Tây Ban Nha tin rằng tàu San José được thiết kế, đóng, hạ thủy và treo cờ Tây Ban Nha nên vẫn là tài sản của nước này. Trong khi đó, Sea Search Armada tuyên bố có quyền trục vớt vì họ tìm thấy xác tàu đầu tiên. Colombia cho rằng tàu chìm trong lãnh hải của họ và nước này mặc nhiên có quyền sở hữu.

    Về mặt pháp lý, Colombia dường như là bên đang chiếm lợi thế trong cuộc tranh chấp. Tàu San José hiện nằm ở độ sâu hơn 600 m, vị trí của nó được Sea Search Armada giữ bí mật từ năm 1981.

    Colombia đã nhờ sự hỗ trợ của Viện Hải Dương Học Wood Hole tại bang Massachusetts, Mỹ để tìm kiếm xác tàu. Đơn vị này có thể triển khai tàu lặn tự động để xác định, chụp ảnh địa điểm tàu đắm và có những chuyên gia hàng đầu về công nghệ robot dưới nước. Wood Hole từng là nhà tài trợ cho việc tìm kiếm và khám phá ra con tàu Titanic vào năm 1985.

    Những hình ảnh chụp từ xác tàu cho thấy còn nhiều khẩu pháo bằng đồng được trang trí bằng những con cá heo sống động. Ngoài ra, trên tàu cũng chứa nhiều chậu gốm và hàng trăm tách trà nhỏ, có nhiều mảnh vỡ cùng hiện vật nằm rải rác khắp mọi nơi.

    Chính quyền Columbian tuyên bố rằng họ muốn xây dựng một bảo tàng và văn phòng trong khu vực để bảo tồn và chứa các đồ tạo tác được đưa ra từ khu vực xác tàu sau khi tất cả các vấn đề pháp lý đã được giải quyết. Tuy nhiên, một bộ phận của UNESCO - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc chuyên bảo vệ các di sản thế giới như tàu đắm, các tòa nhà và khu vực đất đai quan trọng trong lịch sử đã yêu cầu Colombia không khai thác khu vực xác tàu.

    Quy mô và giá trị của kho báu sẽ không được xác định đầy đủ cho đến khi hiện vật có giá trị được phục hồi. Hiện tất cả kho báu 17 tỷ USD này vẫn nằm nguyên dưới đáy biển.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo War History Online)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuoc-tranh-gianh-kho-bau-17-ty-usd-tu-chien-ham-chim-hon-300-nam-truoc-a242829.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan