+Aa-
    Zalo

    Dắt chó đi dạo hồ Hoàn Kiếm có thể bị phạt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cộng đồng đang tranh cãi quyết liệt về việc dắt chó đi dạo có phải rọ mõm hay không, nhưng trên thực tế, đã có quy định pháp luật về vấn đề này.

    (ĐSPL) - Cộng đồng mạng đang tranh cãi quyết liệt về việc dắt chó đi dạo có phải rọ mõm hay không, nhưng trên thực tế, đã có quy định pháp luật về vấn đề này.

    Từ đầu tháng 9 vừa qua, phố đi bộ hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đi vào hoạt động 3 ngày cuối tuần đã thành sân chơi yêu thích của nhiều người dân thủ đô lẫn du khách.

    Tuy nhiên, từ đây cũng nảy sinh vấn đề gây tranh cãi quyết liệt trên mạng xã hội vài ngày qua. Theo đó, một số người đưa chó “cưng’ như Becgie, ngao Pháp hoặc Pitbull đến để đi dạo, hóng mát, vui chơi không thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn (như rọ mõm, xích cổ, ...) khiến nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con nhỏ lo sợ. 

    Chưa kể, một số trường hợp còn thả rông để vật nuôi phóng uế gây mất vệ sinh xung quanh và rất mất thẩm mỹ của phố đi bộ. Tuy nhiên, một bộ phận chủ vật nuôi vẫn chưa ý thức được vấn đề, cho rằng Thông tư số 48/2009 của BNNPTNT cho biết chỉ có chó dữ mới phải rọ mõm, mặc dù không có văn bản nhà nước nào phân biệt.

    Nhiều chó dữ được dắt trên phố đi bộ Hồ Gươm mà không rọ mõm. Ảnh: Internet

    Ngày 17/10, Trao đổi PV, ông Nguyễn Ngọc Tiến – Phụ trách phòng Dịch tễ thú y (Cục thú y) cho biết " Theo Nghị định 167/201/NĐ-CP của chính phủ quy định tài Điều 5 Vi phạm trật tự nơi công cộng: phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng nếu thả rông động vật nuôi trong thành phố, nơi công cộng. Phạt từ 500.000 – 1 triệu đồng nếu để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác".

    Ông Tiến cũng cho hay, điều 7 Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung: Phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng nếu để động vật phóng uế ra nơi công cộng; nuôi động vật gây mất vệ sinh khu dân cư.

    Cũng theo Nghị định 05/2007/NĐ-CP quy định tại điều 3 Các hành vi bị nghiêm cấm: thả rong chó ở những nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị.

    Và để áp dụng được các quy định này, đã có điều 4 có quy định trách nhiệm UBND cấp xã, phường, thị trấn: Đối với chó thả rông ở nơi công cộng, đông dân cư, khu đô thị thì UBND xã, phường, thị trấn quy định về việc bắt giữ; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; tiêu hủy chó trong trường hợp sau 48 tiếng kể từ khi có thông báo mà không có người nhận.

    Ngay đầu tháng 7 năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những văn bản chỉ đạo các tỉnh (văn bản 5635 BNN ngày 1/7/2016) yêu cầu tăng cường các biện pháp, chế tài xử lý vi phạm theo quy định của Chính phủ. Đồng thời phải chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông để tăng cường truyền thông cho cộng động.

    Tuy nhiên, ông Tiến cũng nhận định, việc thực hiện được các quy định đó cũng phải đến từ hai phía: chính quyền phải tổ chức thực hiện, nguời dân nuôi chó thì phải ý thức trách nhiệm được với cộng đồng. Chúng ta tuyên truyền đến cộng đồng nếu nuôi chó thì phải phòng chống bệnh dại, ra ngoài đường thì phải tiêm phòng, đeo rọ mõm. Ngoài ra, chính cộng đồng nơi đó phải lên án hành vi như vậy".

    Thành Trung

    Nguồn Người đưa tin

    [mecloud]eDoPQWOXLl[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dat-cho-di-dao-ho-hoan-kiem-co-the-bi-phat-a166363.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan