+Aa-
    Zalo

    Đầu mối xăng dầu hưởng lợi hàng nghìn tỷ đồng nhờ chênh lệch thuế

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhờ khoản chênh lệch về thuế nhập khẩu, 10 thương nhân đầu mối được kiểm toán đã hưởng lợi khoảng hơn 3.375 tỷ đồng trong năm 2015 và 1.433 tỷ đồng trong năm 2016.

    Nhờ khoản chênh lệch về thuế nhập khẩu, 10 thương nhân đầu mối được kiểm toán đã hưởng lợi khoảng hơn 3.375 tỷ đồng trong năm 2015 và 1.433 tỷ đồng trong năm 2016.

    Kiểm toán Nhà nước vừa chỉ ra một loạt những bất cập trong công tác quản lý, điều hành giá xăng dầu giai đoạn 2015 - 2016. Một trong những điểm đáng lưu ý được đề cập tới đó là việc áp dụng thuế bình quân gia quyền trong công thức tính giá cơ sở.

    Loại thuế này được xem là giải pháp tình thế của Bộ Tài chính trong bối cảnh tồn tại song song các mức thuế khác nhau với cùng một mặt hàng xăng dầu từ khu vực ASEAN là 10% và từ các thị trường áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là 20%.

    Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, năm 2015 và 5 kỳ điều hành đầu tiên năm 2016, liên bộ Công thương - Tài chính áp dụng thuế MFN trong điều hành là không phù hợp với thực tế phát sinh tại các đầu mối nhập khẩu, dẫn tới giá cơ sở tăng lên, tạo nên một khoản thặng dư lớn cho các đơn vị đầu mối. Theo tính toán, nhờ chênh lệch này, 10 thương nhân đầu mối được kiểm toán đã hưởng lợi khoảng hơn 3.300 tỉ đồng. Năm 2016, từ kỳ điều hành 21/3, giá cơ sở được áp dụng thuế bình quân gia quyền, tuy có hợp lý hơn, nhưng chỉ mang tính tình thế, không giải quyết được tận gốc vấn đề, vì vẫn phát sinh chênh lệch thuế nhập khẩu giữa xây dựng và thực tế. Tại 10 thương nhân đầu mối, trong năm 2016 vẫn chênh lệch hơn 1.400 tỉ đồng.

    Nhờ chênh lệch thuế, đầu mối xăng dầu hưởng lợi hàng nghìn tỷ đồng. Ảnh: Báo Giao thông

    Qua kiểm toán sổ sách thực tế cho thấy, doanh nghiệp (DN) đầu mối được hưởng thuế ATIGA sẽ được lợi từ 5 - 25% đối với dầu DO năm 2015; 0,6 - 10% đối với dầu DO năm 2016, cao hơn 5,74 - 10% đối với xăng. Đây là nhân tố tác động chính làm giá cơ sở thực tế tại đơn vị thấp hơn so với giá cơ sở do liên bộ điều hành, khiến DN tăng thêm lợi nhuận khoảng 4.800 tỉ đồng, trong đó, thặng dư cao nhất tại Petrolimex với khoảng gần 3.000 tỉ đồng.

    Việc áp dụng thuế bình quân gia quyền cũng được KTNN cho là chưa đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc, cũng như tính minh bạch, rõ ràng trong quy định. Để việc xây dựng giá cơ sở được bình đẳng, hợp lý thì việc quy định tỷ lệ thuế nhập khẩu về một mức phù hợp là rất cần thiết, để khắc phục tồn tại trong xác định giá cơ sở và góp phần vào việc chống trốn lậu thuế.

    KTNN cũng kết luận liên bộ xác định chưa chính xác về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, khiến chênh lệch thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT tại 4 kỳ điều hành (tháng 7, 8/2016) là hơn 216 tỉ đồng. Cơ quan điều hành cũng xác định chưa hợp lý về tỷ giá tính thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, dẫn đến tính thiếu 214 tỉ đồng qua 17 kỳ điều hành tại 10 DN đầu mối.

    Ông Phan Thế Rệ - Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu cho biết, Hiệp hội đã có kiến nghị về thuế bình quân gia quyền ngay từ khi nó ra đời và không được tiếp thu, nhưng đến nay hiệp hội vẫn giữ quan điểm về thuế này là nó mù mờ, không minh bạch, không kịp thời về mặt thị trường.

    Vũ Đậu (T/h) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dau-moi-xang-dau-huong-loi-hang-nghin-ty-dong-nho-chenh-lech-thue-a217904.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan