+Aa-
    Zalo

    Để xảy ra oan sai, ai phải chịu trách nhiệm?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - "Đối với trường hợp để xảy ra oan, KSV được phân công phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo pháp luật."

    (ĐSPL) - Đối với trường hợp để xảy ra oan, KSV được phân công phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo pháp luật - TS Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao nhấn mạnh.

    Giới chuyên gia kỳ vọng, Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi đang được đưa ra bàn thảo sẽ đảm bảo nguyên tắc xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

    Để nhận xét về tình trạng án oan sai, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia pháp lý để tìm hiểu nguyên nhân và ai phải chịu trách nhiệm khi để người vô tội ngồi tù oan. 

    Tiến sỹ Dương Thanh Biểu, nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao: Để xảy ra oan sai, KSV cũng phải chịu trách nhiệm

    Đối với những trường hợp để xảy ra oan, KSV được phân công phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo pháp luật. Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, những thiếu sót của CQĐT và cơ quan xét xử trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử mà để xảy ra oan sai, suy cho cùng, đều có trách nhiệm của các KSV được giao nhiệm vụ thụ lý vụ án.

    Vì lẽ, trong các trường hợp này, KSV chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc nghiên cứu, phát hiện các vi phạm để kiến nghị khắc phục hoặc do nể nang, né tránh nên không dám đấu tranh để khắc phục những vi phạm tố tụng.

    Có thể kể đến, trong các vụ án oan như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, vụ 7 thanh niên bị bắt giam oan ở Sóc Trăng, các KSV thụ lý vụ án để xảy ra oan đều bị khởi tố bị can, có trường hợp phải áp dụng biện pháp bắt giam, trong đó có KSV nguyên là Trưởng phòng VKS cấp tỉnh. Điều đó cho thấy, những thiết sót khuyết điểm của KSV để xảy ra oan sai đã được ngành kiểm sát xử lý một cách kiên quyết, nghiêm túc, không bao che dung túng. Dư luận cũng đồng tình với thái độ đúng đắn đó.

    Tiến sỹ Nguyễn Văn Sửu, nguyên kiểm sát viên cao cấp, VKSND Tối cao: Kiểm sát viên có quyền đề ra yêu cầu điều tra

    Qua một thời gian thực hiện BLTTHS, phải nói rằng, nó có tác dụng rõ rệt trong công tác điều tra, truy tố, xét xử. Nó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người tiến hành tố tụng. Hơn nữa, BLTTHS cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng hơn bao giờ hết.

    Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện BLTTHS cũng còn bộc lộ một số hạn chế làm cho việc điều tra, truy tố, xét xử nhiều khi không phù hợp với thực tiễn. Mối quan hệ giữa BLTTHS (luật về hình thức) và Bộ luật Hình sự (luật về nội dung) chưa có sự liên kết chặt chẽ dẫn đến việc xử lý những hành vi phạm tội đôi khi chưa được chính xác.

    Để khởi tố vụ án đúng pháp luật, một trong những căn cứ quan trọng và chiếm tỷ lệ nhiều là tin báo, tố giác về tội phạm trực tiếp do CQĐT nắm được nhưng hiện nay việc kiểm sát của VKS về giải quyết các tin báo, tố giác trên chưa được hiệu quả vì do BLTTHS quy định còn chung chung, chưa cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn trong vấn đề này.

    Hiện nay, VKS muốn nắm được tin báo, tố giác về tội phạm phải trực tiếp đến nắm tại CQĐT, CQĐT có thể cung cấp, có thể không cung cấp và có thể cung cấp không đầy đủ vì vấn đề này chưa được quy định cụ thể. Hiện nay, đã có Thông tư 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013 của liên ngành hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nhưng trên thực tế vẫn chưa đi vào nề nếp vì còn nhiều vấn đề bất cập.

    Về yêu cầu điều tra, kiểm sát viên (KSV) có quyền đề ra yêu cầu điều tra. Yêu cầu điều tra có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình điều tra, thông qua yêu cầu điều tra, KSV có thể yêu cầu CQĐT cụ thể là điều tra viên (ĐTV) thực hiện những công việc theo quy định, yêu cầu khắc phục những vi phạm nếu ĐTV vi phạm hoặc không tuân thủ pháp luật; Yêu cầu làm rõ những tình tiết của vụ án để xác định toàn diện vụ án. Nhưng hiện nay, BLTTHS không quy định về hình thức của yêu cầu điều tra, thời hạn thực hiện yêu cầu điều tra của ĐTV.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-xay-ra-oan-sai-ai-phai-chiu-trach-nhiem-a86454.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan