+Aa-
    Zalo

    Đề xuất học sinh, sinh viên không làm thêm quá 20 giờ/tuần

    (ĐS&PL) - Đây là quy định được Bộ LĐ-TB&XH đề xuất trong dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Cụ thể, cơ quan soạn thảo đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.

    Theo Tuổi trẻ, bên cạnh việc quy định về thời gian làm thêm đối với học sinh, sinh viên, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử dụng lao động căn cứ trên thời gian thực tế làm, khối lượng và chất lượng công việc.

    Ngoài ra, cũng theo cơ quan soạn thảo, các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian.

    de xuat hoc sinh sinh vien se khong duoc lam them qua 20 gio tuan
    Sinh viên cần quản lý thời gian làm thêm để đảm bảo việc học. Ảnh minh họa.

    Một nội dung quan trọng khác là học sinh, sinh viên tham gia việc làm bán thời gian được bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

    Nguồn tin trên Dân trí, hiện, Việt Nam đã có lương tối thiểu giờ được chia làm 4 vùng, cụ thể vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ và vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.

    Từ 1/7, thực hiện cải cách chính sách tiền lương, mức lương tối thiểu giờ có thể sẽ tăng lên. Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH vừa lấy ý kiến vào dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng. Theo đó, mức lương tối thiểu được đề xuất sẽ tăng 6%, nâng mức lương theo giờ của vùng 1 lên là 23.800 đồng/giờ, vùng 2 là 21.200 đồng/giờ, vùng 3 là 18.600 đồng/giờ và vùng 4 là 16.600 đồng/giờ.

    de xuat hoc sinh sinh vien se khong duoc lam them qua 20 gio tuan2
    Quyền lợi của học sinh, sinh viên cần được đảm bảo khi đi làm thêm. Ảnh minh họa

    Đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ. Trên thực tế, học sinh, sinh viên hay người lao động làm việc bán thời gian có thể thỏa thuận để có mức lương cao hơn với người sử dụng lao động.

    Thời gian gần đây, học sinh, sinh viên rất tích cực làm thêm nhiều công việc khác nhau như: chạy xe ôm công nghệ, bán hàng online hoặc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn, quán ăn... Tuy nhiên nếu sa đà làm thêm có thể ảnh hưởng đến việc học tập, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan lừa đảo, bóc lột sức lao động, sa ngã vào các tệ nạn xã hội…

    Trung tâm Hỗ trợ Học sinh - Sinh viên TP.HCM (SAC) cho biết, dịp đầu năm học, đơn vị này có khoảng 2.000 việc làm thêm hỗ trợ sinh viên. Tùy vào vị trí công việc như nhân viên phục vụ, lễ tân, thu ngân, giúp việc nhà, gia sư, giáo dục năng khiếu, giáo dục đặc biệt... với mức lương 22.500-180.000 đồng/giờ.

    Bảo An(T/h) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-xuat-hoc-sinh-sinh-vien-se-khong-duoc-lam-them-qua-20-gio-tuan-a615732.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan