+Aa-
    Zalo

    Đề xuất tăng thuế, phí, hạn chế xe cá nhân có hợp lý?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sở GTVT TP.HCM vừa đề xuất áp dụng các biện pháp quản lý phương tiện giao thông cá nhân. Đề xuất này đang thu hút sự quan tâm từ dư luận.

    (ĐSPL) - Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa đề xuất UBND thành phố một loạt giải pháp để hạn chế sở hữu và sử dụng xe cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề này đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận.
    Cụ thể, để kiểm soát phương tiện cá nhân, Sở GTVT đề xuất cần phải tăngthuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại phương tiện này cũng như tăng phí trước bạ, phí đăng ký phương tiện cá nhân đăng ký mới; tổ chức thu phí môi trường (ô nhiễm không khí, tiếng ồn...); cấp số lượng phương tiện ở mức giới hạn/năm; đề nghị quy định niên hạn sử dụng đối với xe máy...

    Người nghèo sẽ bị ảnh hưởng nếu đề xuất này được thực hiện. (Ảnh minh họa). 

    Dân nghèo lo ngại

    Trước những đề xuất mới này, nhiều ý kiến cho rằng nếu đề xuất được thực hiện, người nghèo sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi nhất.
    Thực tế, trước thông tin xe máy phải đóng thuế, phí... nhiều người dân cũng đang cảm thấy lo lắng, băn khoăn nếu đề xuất này được áp dụng trong thời gian tới.
    Chia sẻ với PV Zing, anh Nguyễn Duy Phúc (quận Tân Phú), nhân viên giao hàng cho một công ty tại Khu công nghiệp Tân Bình (quận Tân Bình), cho biết mỗi ngày anh chạy không dưới 50km. Tính ra, trừ các chi phí mỗi ngày, thu nhập của anh chỉ được khoảng 200.000 đồng.
    “Nếu tăng thêm giá giữ xe và các loại phí nữa thì những nhân viên giao hàng như chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều”, anh Phúc nói.
    Ông Bùi Xuân Lý (47 tuổi, hành nghề xe ôm tại quận 6, TP. HCM) cho biết, gia đình ông có 5 người thì có tới 4 xe máy.
    Ông Lý phân trần: "Ngoài các chi phí vẫn đóng từ trước đến nay, trong năm nay phải đóng khoảng 200.000 đồng tiền quỹ bảo trì đường bộ xe hai bánh. Nếu tăng các phí hoặc thuế nữa, chắc chắn chi phí sinh hoạt của gia đình tôi sẽ chật vật hơn".

    Tại sao phải hạn chế xe cá nhân?

    Nói về đề xuất này, ông Thái Văn Chung - Tổng thư ký hiệp hội vận tải hàng hóa TP. HCM đã có cuộc trao đổi với PV TTXVN. Theo ông Chung, đề án hạn chế xe cá nhân là đúng nhưng phương tiện thay thế xe gắn máy hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Do đó, việc hạn chế xe cá nhân phải đi đôi với phương án tăng loại hình dịch vụ (chất lượng và số lượng) giao thông công cộng như hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt, xe đạp công cộng…
    Khi chưa có giải pháp khả thi về đầu tư phương tiện giao thông công cộng thay thế tính ưu việt của xe gắn máy thì việc tăng thuế, phí, lệ phí... cũng khó giảm được sự gia tăng, phát triển về số lượng phương tiện cá nhân này.
    Ông Nguyễn Minh Đồng (Việt kiều Đức, từng là chuyên gia thiết kế của hãng ô tô Volkswagen) thì đặt ra câu hỏi "Tại sao phải nghĩ chuyện hạn chế xe cá nhân?".
    Dẫn lời trên Vietnamnet, ông Đồng cho hay: "Trên những con đường lớn TP.HCM đến nay có bãi đỗ xe nào được xây dựng phục vụ cho ô tô chưa? Khi không có bãi đỗ xe, xe ra đường, dừng đỗ lung tung thì tắc đường là điều chắc chắc. Không có tư duy làm hạ tầng cho ô tô, thì ô tô chẳng cần nhiều cũng gây ra tắc đường."
    Ông Đồng phân tích thêm: "Các nước khác chỉ hạn chế xe lưu thông ở khu vực đông dân cư, dễ gây ùn tắc, nhưng với điều kiện giao thông công cộng phát triển tốt, gánh đỡ được hầu hết nhu cầu đi lại của người dân, chứ không hạn chế sử dụng xe”.


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-xuat-tang-thue-phi-han-che-xe-ca-nhan-co-hop-ly-a78340.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan