+Aa-
    Zalo

    Doanh thu dầu khí Nga giảm gần 40% trong tháng 1

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết doanh thu từ dầu khí của Nga đã giảm gần 40% trong tháng 1 vừa qua, do ảnh hưởng từ lệnh áp giá trần và biện pháp trừng phạt của phương Tây.

    Reuters dẫn thông tin từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 28/2 (giờ địa phương) cho biết, doanh thu của Nga từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt đã giảm gần 40% trong tháng 1, do ảnh hưởng từ lệnh áp giá trần và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã siết chặt số tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu sinh lợi nhất của Moscow. 

    Theo số liệu của IEA, doanh thu xuất khẩu dầu khí của Nga là 18,5 tỷ USD trong tháng 1, thấp hơn 38% so với 30 tỷ USD mà Moscow thu được vào tháng 1/2022, thời điểm một tháng trước khi Nga tấn công Ukraine. 

    Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào xuất khẩu năng lượng của Nga đã đạt được mục tiêu ổn định thị trường dầu mỏ, đồng thời giảm doanh thu của Moscow từ xuất khẩu dầu khí. 

    “Chúng tôi kỳ vọng rằng mức giảm doanh thu từ dầu khí này sẽ còn mạnh hơn trong những tháng tới. Và thậm chí còn tụt dốc hơn trong trung hạn, do thiếu khả năng tiếp cận công nghệ và đầu tư", ông Birol chia sẻ với Reuters. 

    doanh thu dau khi nga giam gan 40 trong thang 1
    Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol. Ảnh: IEA.

    Những biện pháp hạn chế các quốc gia áp đặt lên Nga nhằm đáp trả cuộc chiến ở Ukraine, bao gồm mức trần giá dầu thô 60 USD/thùng do Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) áp đặt, khiến hỗn hợp dầu Urals của Nga được bán với giá thấp hơn nhiều so với dầu Brent.

    Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 quốc gia cũng cấm nhập khẩu dầu bằng đường biển của Nga từ tháng 12/2022 và áp đặt biện pháp trừng phạt đối với việc xuất khẩu sang Nga các công nghệ cần thiết để lọc dầu. Mỹ và Anh cũng đã áp đặt các hạn chế đối với nhập khẩu dầu của Nga. 

    Năm 2022, Moscow dựa vào thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt, khoảng 154,68 tỷ USD, để tài trợ cho chi tiêu ngân sách của quốc gia này, đồng thời họ buộc phải bắt đầu bán dự trữ quốc tế để bù đắp thâm hụt gia tăng do chi phí cho cuộc xung đột ở Ukraine. 

    Trong khi đó, châu Âu đang chạy đua để loại bỏ khí đốt của Nga, sau khi Moscow cắt giảm việc cung cấp đường ống dẫn tới EU sau cuộc chiến ở Ukraine vào tháng 2/2022. Điều này đã đẩy giá khí đốt của châu Âu lên mức cao kỷ lục và khiến các quốc gia phải xoay xở để tìm kiếm nguồn cung thay thế và đưa ra các biện pháp tiết kiệm năng lượng. 

    Ông Birol cho biết các nước EU đã đạt được tiến bộ trong việc cải thiện an ninh năng lượng vào năm 2022, bao gồm việc mở rộng nhanh chóng năng lượng tái tạo và bơm nhiệt để giảm nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, ông cho biết rủi ro vẫn còn và các quốc gia cần tiếp tục nỗ lực tiết kiệm năng lượng và bảo vệ nguồn cung cấp. Khả năng đảm bảo đủ khí đốt của châu Âu có thể bị thách thức bởi nhu cầu ngày càng tăng từ Trung Quốc, hoặc nếu Nga cắt nguồn khí đốt mà nước này vẫn vận chuyển đến châu Âu.

    Bích Thảo(Theo Reuters) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doanh-thu-dau-khi-nga-giam-gan-40-trong-thang-1-a567336.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thiệt hại không công bằng trong cuộc chiến năng lượng của Nga

    Thiệt hại không công bằng trong cuộc chiến năng lượng của Nga

    Ngày 24/2 sắp tới đánh dấu mốc thời gian một năm kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa các quốc gia giàu và nghèo, đồng thời củng cố sự bất bình đẳng toàn cầu do biến đổi khí hậu.