+Aa-
    Zalo

    Độc giả đề nghị tặng bằng khen cho vợ ông Nguyễn Thanh Chấn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tại buổi Giao lưu trực tuyến diễn ra chiều ngày 24/2 tại báo Đời sống và Pháp luật, độc giả đã bày tỏ sự khâm phục đối với bà Nguyễn Thị Chiến, vợ ông Nguyễn Thanh Chấn, đồng thời đề nghị Nhà nước tặng bằng khen cho bà.

    (ĐSPL) - Tại buổi Giao lưu trực tuyến diễn ra chiều ngày 24/2 tại báo Đời sống và Pháp luật, độc giả đã bày tỏ sự khâm phục đối với bà Nguyễn Thị Chiến, vợ ông Nguyễn Thanh Chấn, đồng thời đề nghị Nhà nước tặng bằng khen cho bà.
    Gia đình ông Chấn thành
    Bà Nguyễn Thị Chiến đang giao lưu với độc giả.
    Bà Chiến bật khóc khi có người đề nghị “tặng bằng khen”
    Rất nhiều độc giả đã bày tỏ sự khâm phục đối với người phụ nữ nông dân chất phác này vì sự quyết tâm trên hành trình minh oan cho chồng, sự thông minh, khéo léo của bà khi khám phá ra thủ phạm thực sự của vụ án.
    Độc giả có địa chỉ email [email protected] đã viết những chia sẻ xúc động: “Cháu ngàn lần cảm ơn vợ bác Chấn đã kiên trì đi tìm đường minh oan cho chồng, một người vợ quá tuyệt vời! Bây giờ bao nhiêu tiền cũng không thể bù đắp được những mất mát mà gia đình bác phải chịu đựng và trải qua suốt 10 năm qua, cháu rất kính phục gia đình bác. Cuối cùng cháu xin cầu chúc gia đình bác luôn có sức khỏe tốt, hạnh phúc!”.
    Một bạn đọc [email protected] đặt vấn đề: “Các cán bộ điều tra là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời được nhận lương nhà nước. Vậy mà, khi phá được các vụ án nghiêm trọng đều được lãnh đạo nhà nước khen thưởng. Còn bà chỉ là một người nông dân bình thường nhưng lại có ý chí kiên cường, đã giúp chồng minh oan, thu thập bằng chứng không khác gì một cán bộ điều tra. Vậy bà có mong mình được nhà nước tặng bằng khen không?”
    Nghe biên tập viên đọc câu hỏi, bà Chiến bật khóc: “Tôi không cần gì, chồng tôi còn sống, được minh oan là tôi hạnh phúc lắm rồi!”
    Nhiều lần trong suốt buổi giao lưu, bà Nguyễn Thị Chiến nghẹn ngào nước mắt. Đặc biệt, khi có một bạn đọc hỏi: “Được biết do có bố là liệt sĩ nên ngày đó bác Chấn không bị kết án tử hình, xin hỏi bác Chiến (vợ bác Chấn) nếu như ngày đó bác Chấn bị tử hình thì bác Chiến có lòng tin để tìm công lý cho chồng không?”
    Bà Chiến vừa quệt nước mắt vừa nói: “Vì bố chồng tôi là liệt sĩ nên chồng tôi mới không bị kết án tử hình và còn sống đến ngày được minh oan. Nếu như ngày đó, chồng tôi bị tử hình thì tôi vẫn quyết tâm kêu oan đến cùng cho chồng, đồng thời tố cáo những cán bộ điều tra bức cung, nhục hình. Để không còn gia đình có người thân bị oan sai như chồng tôi”.
    Nhiều gia đình phạm nhân nhờ tư vấn cách “kêu oan”
    Buổi giao lưu trực tuyến đã nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả với nội dung: “Kinh nghiệm nào để những người có người thân đang vướng vòng lao lý có thể “lội ngược dòng”, đi tìm lại công bằng, sự thật cho thân nhân của mình?”.
    Với câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Chiến cho biết: “Kinh nghiệm của tôi là kiên trì, nhẫn nhục, bí mật, quyết tâm tìm chứng cứ”.
    Bà Chiến cũng chia sẻ thêm, kể từ khi ông Chấn được minh oan và chuyện bà tự “phá án” giúp minh oan cho chồng thì cũng có rất nhiều người tìm đến gia đình bà mong được tư vấn. Trong số đó có vợ phạm nhân Hàn Đức Long (thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) – người bị kết án tử hình với “kịch bản” tương tự vụ ông Chấn, bà Hoàng Thị Miến mẹ của tù nhân Nguyễn Văn Hòa (cùng trại Vĩnh Quang với ông Chấn), gia đình một phạm nhân ở Hải Dương... Bà Chiến nói đầy tâm huyết: “Mong rằng những người bị oan sai như chồng tôi cũng sẽ được minh oan”.
    Clip: Vợ ông Chấn bật khóc khi độc giả đề nghị tặng bằng khen.
    Phương Phương
    Video: Mạnh Nguyễn - Xuân Mai
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doc-gia-de-nghi-tang-bang-khen-cho-vo-ong-nguyen-thanh-chan-a22918.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan