3 căn bệnh mùa đông thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ


Thứ 2, 05/12/2016 | 09:30


Cùng sự kiện

(ĐSPL) - Mùa đông đến gần kéo theo nỗi sợ mắc các bệnh về da và đường hô hấp. Dù bạn có phòng tránh tốt và kỹ đến đâu cũng không thể thoát khỏi chúng.

(ĐSPL) - Mùa đông đến gần kéo theo nỗi sợ mắc các bệnh ngoài da và đường hô hấp. Dù bạn có phòng tránh tốt và kỹ đến đâu cũng không thể thoát khỏi chúng. Dưới đây là các bệnh mùa đông thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, bạn nên biết.

Sở dĩ vào mùa đông chúng ta thường hay mắc các bệnh hơn bởi lẽ mùa đông miền Bắc thời tiết thường khắc nghiệt, lạnh và khô hơn, kèm theo gió và mưa phùn. Đây là điều kiện lý tưởng, môi trường thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh trưởng và hoành hành. Bên cạnh đó, sự thay đổi đột ngột về thời tiết khiến sức đề kháng của con người trở nên yếu hơn, đó cũng là một lý do quan trọng khiến các vi rút mang mầm bệnh dễ dàng xâm nhập cơ thể và gây ra các bệnh lý.

1. Bệnh về da

Đây là một trong số các bệnh mùa đông thường gặp điển hình và phổ biến ở mọi đối tượng thuộc các độ tuổi khác nhau, nhất là đối với những người làm việc trong môi trường điều hòa thường xuyên. Biểu hiện các bệnh về da như da khô, bong tróc da, da bị nứt nẻ…

Da khô, bong tróc là nỗi ám ảnh cho các trị em phụ nữ

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trời lạnh, da giảm tiết mồ hôi, theo đó chất cặn bã không thể đào thải ra bên ngoài được. Cùng với đó, độ ẩm không khí thấp khiến da và cơ thể bị mất nước nhiều dẫn đến tình trạng khô da, bong tróc diễn ra thường xuyên.

Biểu hiện ban đầu thường là da khô và căng cứng, tiếp đến là xuất hiện triệu chứng ngứa lâm râm đến dữ dội, khiến bạn không kiềm chế được mà gãi đến trầy xước da, chảy máu.

Các bộ phận: mặt, tay, chân do tiếp xúc trực tiếp với không khí, nên thường có biểu hiện rõ ràng hơn. Để bảo vệ tốt nhất làn da trong mùa đông lạnh giá, bạn nên bổ sung đầy đủ nước, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.

2. Tay chân tê cóng

Trong sổ tay các bệnh mùa đông thường gặp tất nhiên không thể bỏ sót bệnh tay chân và các cơ khớp tê cóng. Đây là biểu hiện thường gặp khi nhiệt độ giảm xuống thấp và bạn không giữ ấm được cơ thể. Điển hình nhất là khi phải ở dưới trời lạnh một thời gian dài, gió lạnh sẽ khiến các mô tế bào trong cơ thể bạn tê cứng, đông lạnh. Trong một số trường hợp, lạnh cóng dưới mức chịu đựng có thể gây đến các bệnh về tim phổi, nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến hoại tử.

Cảm nhận tê cứng rõ rệt nhất có lẽ là các bộ phận: tay, chân, mặt, mũi, tai… do các bộ phận này thường tiếp xúc trực tiếp với không khí.

Khi bị tê cóng, nhiều người thường chà xát mạnh vào vùng tê, đây là điều hết sức sai lầm. Việc chà, tác động mạnh sẽ chỉ khiến gia tăng mức độ tổn hại. Trong những trường hợp này, cần ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thông thường. Tuy vậy, cách tốt nhất vẫn là giữ ấm cơ thể vừa đủ vào mùa đông để phòng tránh tay chân tê cứng và các bệnh mùa đông.

3. Bệnh cảm cúm

Cảm cúm không chỉ là nằm trong các bệnh mùa đông thường gặp, mà còn xảy ra phổ biến bất kể khi nào có sự thay đổi thời tiết và môi trường đột ngột.

Biểu hiện của bệnh thường là: Ban đầu là cảm giác khó chịu, nôn nao, kèm theo đau nhức đầu. Tiếp đến là sốt nhẹ, rát cổ, và ngạt mũi, cuối cùng là hắt hơi nhiều và nước mũi chảy nhiều, người mệt mỏi.

Bệnh này thường kéo dài đến cả tuần lễ, thậm chí vài tuần nếu không phát hiện và xử lý kịp thời. Cảm cúm được lây truyền qua đường hô hấp từ những vi rút gây bệnh nên có tính lây lan rất cao. Vì vậy khi bị nhiễm cảm cúm cần hạn chế tiếp xúc và dùng chung đồ ăn, uống với người bệnh.

Để phòng tránh các bệnh mùa đông thường gặp bạn cần có một sức khỏe tốt, chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý vào mùa đông. Đặc biệt, với những người mắc bệnh lao phổi thì việc ăn gì tốt cho sức khỏe của người bị lao phổi là điều vô cùng đáng chú trọng.

Chúc các bạn có một sức khỏe tốt trong mùa đông năm nay!

Lê Thư

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/3-can-benh-mua-dong-thuong-gap-o-nguoi-lon-va-tre-nho-a172758.html