Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan và "cây đấm sắt" tấn công thực phẩm bẩn trong trường học


Thứ 5, 02/11/2017 | 05:16


Cùng sự kiện

TS Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) TPHCM đã đưa ra các biện pháp mạnh đẩy lùi thực phẩm bẩn trong trường học.

TS Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) TPHCM cho rằng, an toàn thực phẩm học đường đang là vấn đề cấp bách. Bà và cộng sự đã đưa ra các biện pháp mạnh đẩy lùi thực phẩm bẩn trong trường học.

TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) TPHCM, cho hay đối tượng học sinh, sinh viên rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc nếu sử dụng thực phẩm không an toàn. Việc đảm bảo ATTP trong trường học là vấn đề rất cấp bách, được TP hết sức quan tâm. Tuy nhiên, dù đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng nguy cơ ngộ độc trong trường học vẫn rất cao. "Một số bếp ăn, căng tin trong trường học còn sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, chưa có sự giám sát chặt chẽ chất lượng thực phẩm trước khi đưa vào sử dụng” - bà Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ.

TS Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội

Theo thống kê từ Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM, trên địa bàn hiện có hơn 4.000 cơ sở cung cấp thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể, căn tin. Riêng ngành giáo dục có đến gần 3.000 cơ sở cung cấp thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể, căn tin. Suất ăn của học sinh có giá thành, chất lượng được xem là tốt hơn so với công nhân song các vụ ngộ độc do thực phẩm nhiễm vi sinh mỗi năm vẫn xảy ra trên quy mô hàng chục học sinh mắc phải.

Theo PGS Phạm Khánh Phong Lan, hiện nay nguồn thực phẩm cung ứng cho các bếp ăn ở ngành giáo dục chưa được quy định rõ ràng. Tại nhiều đơn vị cung cấp thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể trong trường học vẫn có sự xuất hiện của những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đơn vị cung cấp thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể còn mang tính gia đình nên khó bảo đảm an toàn thực phẩm...

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm đang lập tiêu chuẩn cụ thể về thực phẩm cung ứng cho các đơn vị vung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể trong trường học. Theo đó, nguồn thực phẩm sử dụng cho học sinh phải được lấy từ những doanh nghiệp được cấp chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn và các tiêu chuẩn khác như: Global GAP, Viet GAP...

Trước mắt, Ban Quản lý an toàn thực phẩm cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo TP sẽ thực hiện thí điểm điều này trên địa bàn quận 3 và quận 5. Dự kiến, các đơn vị cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể trong các trường học sẽ được kiểm tra tối thiểu mỗi năm từ 2 đến 3 lần, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm, không để tình trạng các đơn vị cung cấp suất ăn, bếp ăn tập thể trong trường hoạt động mà không cấp phép hoặc cấp phép nhưng không kiểm tra, thanh tra.

Để quản lý chặt chẽ các bếp ăn, những cơ sở cung cấp trên 200 suất ăn sẽ do Ban Quản lý An toàn Thực phẩm cấp chứng nhận; từ 50 đến 200 suất sẽ do UBND quận huyện cấp giấy chứng nhận và dưới 50 suất sẽ do trạm y tế xã - phường cấp giấy chứng nhận. Việc kiểm tra, thanh tra gần 3.000 cơ sở cung cấp suất ăn trong trường học sẽ do các đơn vị quản lý (nêu trên) phối hợp thực hiện.

Còn trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, chỉ trong một thời gian ngắn, tại một số trường học ở Hà Nội đã liên tiếp để xảy ra việc mất ATTP. Sự việc này ngày càng khiến các bậc phụ huynh lo lắng khi cho con em ăn tại trường.

Cụ thể vấn nạn an toàn thực phẩm xảy ra ở trường tiểu học Hoàng Hoa Thám, Hà Nội; Tiểu học Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)...


Đoàn kiểm tra liên ngành quận Hoàng Mai kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn trường học ngày 19/10.

Thạc sĩ Cao Văn Trung - Phó phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế) cho biết, an toàn thực phẩm nói chung và an toàn thực phẩm trong bếp ăn tại trường học đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội.

Theo ông Trung các vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong trường học chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 3,7%) trong tổng số vụ ngộ độc thực phẩm trung bình hàng năm. Tuy nhiên đối tượng bị ngộ độc lại là học sinh nhỏ tuổi, sức đề kháng thấp vì thế hậu quả gây ra nghiêm trọng hơn.

Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (TP. Pleiku) ăn trưa tại trường. Ảnh: N.G

Cũng theo Thạc sĩ Trung, Nguồn thực phẩm nguyên liệu cung cấp cho bếp ăn tập thể trong các trường học rất đa dạng, khó kiểm soát an toàn thực phẩm triệt để; Các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn không ngừng gia tăng, nhiều cơ sở quy mô nhỏ, điều kiện cơ sở rất thủ công, khó kiểm soát yêu cầu về an toàn thực phẩm (phương tiện, dụng cụ chế biến, bảo quản, thời gian vận chuyển...).

về giải pháp hạn chế tình trạng này, Đại úy Phạm Thế Anh cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công An Thành phố Hà Nội) "hiến kế": Ban giám hiệu các trường cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc tuyển chọn các đơn vị cung cấp xuất ăn sẵn.

Nhà trường cần thường xuyên cử cán bộ nhà trường giám sát, đôn đốc việc nhập hàng thực phẩm, sơ chế và chế biến tại các bếp ăn của trường.

Ngoài ra, nhà trường cần hối hợp với gia đình trong việc kiểm tra giám sát các đơn vị cung cấp xuất ăn sẵn và quản lý giáo dục con em mình để tránh xa ngộ độc và xỷ lý khi bị ngộ độc.

Mỹ An (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-bieu-quoc-hoi-pham-khanh-phong-lan-va-cay-dam-sat-tan-cong-thuc-pham-ban-trong-truong-hoc-a207634.html