Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3 cần được chăm sóc như thế nào?


Thứ 6, 15/02/2019 | 08:37


Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3 cần được chăm sóc như thế nào là câu hỏi của nhiều bệnh nhân và gia đình.

Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3 cần được chăm sóc như thế nào là câu hỏi của nhiều bệnh nhân và gia đình. Bởi đây giai đoạn khối u đã phát triển to. Chúng chèn ép đến các ống khí và các dây thần kinh làm cản trở đến sự lưu thông của đường khí khiến bệnh nhân đau đớn, khó thở.

Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3 như thế nào?

Bệnh nhân ung thư phổi nói chung và những người đang trong giai đoạn 3 nói riêng cần phải có cách chăm sóc đúng khoa học, hợp lý để bệnh nhân có đủ sức khỏe để điều trị. Cũng như có khả năng làm giảm một số triệu chứng của bệnh. Từ đó có thể nâng cao được hiệu quả của quá trình điều trị và giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống của mình.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

Người nhà cần theo dõi tình trạng của bệnh nhân thường xuyên để có thể phát hiện sớm và báo bác sỹ kịp thời. Từ đó họ có những biện pháp can thiệp để không bị ảnh hưởng đến quá trình điều trị cũng như thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3.

Qua quan sát, theo dõi hằng ngày thấy bệnh nhân có những thay đổi khác thường như:

+ Bệnh nhân thường xuyên ho khan, ho có đờm.

+ Quan sát màu sắc của đờm ( trắng, vàng, ngà đục, đỏ máu,...)

+ Tính chất của đờm: đờm đặc hay đờm có mủ không,...

+ Quan sát tình trạng ăn uống của bệnh nhân: có chán ăn không, thích ăn món gì, sợ ăn gì,....

+ Kiểm tra tình trạng thở của bệnh nhân: Có khó thở không, thở có khò khè không,...

+ Quan sát xem bệnh nhân có thấy đau không: đau ngực, tức ngực, đau nhức cơ thể, ….

+ Bệnh nhân có xuất hiện tính trạng khó nuốt không?

+ Kiểm tra vùng đầu có phù không?....

Chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng

Khó  thở là triệu chứng của bệnh ung thư mà hầu hết các bệnh nhân đều gặp phải. Để giúp bệnh nhân giảm triệu chứng này người nên để bệnh nhân nằm cao đầu. Hướng dẫn bệnh nhân hít thở sâu, thở đều bằng mũi để có thể cải thiện được tình trạng khó trở. Ngoài ra nên báo với bác sỹ để họ chẩn đoán và kê một số thuốc giảm nhẹ cho bệnh nhân: thuốc giãn khí phế quản, thuốc long đờm,....

Đau đớn là tình trạng theo suốt quá trình trước trong khi điều trị.  Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau để giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng:

+ Để bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái.

+ Hướng dẫn bệnh nhân đặt tay ôm ngực để giảm đau

+ Giúp bệnh nhân bớt căng thẳng lo âu.

+ Tăng cường ngủ.

+ Sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư.

Ho khan hay ho có đờm nên báo với bác sỹ để được làm các xét nghiệm. Đặc biệt nếu ho ra máu cần nói bác sỹ ngay để được họ kê đơn cho sử dụng thuốc để cầm máu.

Chăm sóc về tinh thần

Tâm lý là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy người thân nên thường xuyên trò chuyện, an ủi, động viên để bệnh nhân được an tâm và tránh tình trạng bị trầm cảm. Bên cạnh đó cần giải thích với họ tất cả những gì họ thắc mắc để bệnh nhân không lo lắng.

Thường xuyên trò chuyện để bệnh nhân bớt căng thẳng lo lắng

Chăm sóc để tăng cường sức khỏe, thể  trạng

Dinh dưỡng:

Đối với bệnh nhân ung thư phổi việc bổ sung đầy đẩy các loại chất để cơ thể có đủ sức khỏe để hoàn thành quá trình điều trị là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân cần được bổ sung các loại acid amin, vitamin, protein, chất chống oxy hóa,…. để tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân. Ngoài ra việc bổ sung cũng sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng cũng như làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư như: cải xanh, cải lá, cà chua, trái cây màu tía giàu flavonoids và trà xanh,....

Thể chất:

Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân ung thư như: điều hòa nhịp thở, tăng cường sức khỏe, tinh thần,.... Bệnh nhân nên tập các bài tập nhẹ nhàng để  tránh làm quá sức như: ngồi thiền, yoga, đi bộ,... Và nên bỏ ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện.

Phòng chống nhiễm khuẩn

Hệ miễn dịch của bệnh nhân ung thư rất suy yếu. vì vậy dễ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn nhiễm trùng làm bệnh nhân càng yếu và ảnh hưởng đến mạng sống. Một số phương pháp giúp bệnh nhân có thể phòng chống nhiễm bệnh là:

+ Khuyên bệnh nhân không đến nơi ô nhiễm, dịch bệnh.

+ Cần có phòng và chỗ ngủ thoáng mát, không có quá nhiều ảnh nắng, gió lùa.

+ Làm sạch đường thở.

Đặc biệt bệnh nhân nên bỏ và không được sử dụng thuốc lá rượu bia bởi chúng là những nguyên nhân thuận lợi để tế bào ung thư phát triển. Bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sỹ cũng như có chế độ ăn uống luyện tập khoa học để nâng cao được hiệu quả điều trị cũng như chất lượng cuộc sống.

Phạm Hưng

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/benh-nhan-ung-thu-phoi-giai-doan-3-can-duoc-cham-soc-nhu-the-nao-a262987.html