Ho có đờm: Nguyên nhân và cách chữa trị


Thứ 3, 22/09/2015 | 02:00


(ĐSPL) - Ho có đờm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn ho khan. Người bị ho có đờm nếu nặng dễ dẫn đến tắc thở, tử vong nếu đờm tích tụ quá nhiều trong cổ họng mà không được đẩy

(ĐSPL) - Ho có đờm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn ho khan. Người bị ho có đờm nếu nặng dễ dẫn đến tắc thở, tử vong nếu đờm tích tụ quá nhiều trong cổ họng mà không được đẩy ra ngoài.

Nguyên nhân gây ho có đờm

Nguyên nhân gây ho có đờm là sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cổ họng ngứa ngáy khó chịu và làm cản trở quá trình hô hấp của cơ thể. Khi đờm trong cổ họng tăng quá mức bình thường thì cơ thể xảy ra một phản xạ tự nhiên là ho - bật mở nắp thanh quản một cách mạnh mẽ để đẩy dị vật ra ngoài là đờm.

Tuy nhiên đờm trong cổ họng thường nhầy và có độ dính vào thành cổ họng nên một cơn ho rất khó tống đờm cho nên chúng ta thường có cảm giác muốn ho liên tục cho đến khi cục đờm ra khỏi cổ họng thì mới hết đỡ cảm giác khó chịu và đơn ho.

Tuy nhiên, hết cục đờm này thì chất nhầy lại tiếp tục được tạo ra và tạo thành cục đờm khác trong cổ họng. Quá trình này kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu cho người bị ho có đờm đặc biệt vào ban đêm khi các cơn ho kéo dài khiến cả người bệnh lẫn người khỏe mất ngủ theo.


Trị ho có đờm bằng quả quất (tắc)

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Do vậy, dùng quả quất để làm long đờm biện pháp hiệu quả cao trong điều trị.

Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống; hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống rất tốt cho chữa ho…

Hấp quất với mật ong (trẻ dưới 1 tuổi dùng đường phèn thay mật ong): Dùng 1 quả quất rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, chế thêm một chút mật ong rồi đem hấp trong 15 – 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước ấm (nếu cần) rồi chia uống vài lần trong ngày.

Để tăng thêm công hiệu, có thể hấp quất và mật ong cùng với hoa hồng bạch 5g, hạt chanh 5g hoặc lá hẹ 5g hoặc xuyên bối mẫu 3g tán vụn hoặc hoa đu đủ đực 8g.


Trị ho có đờm bằng lá xương sông

Theo Đông y lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, tiêu đờm, đặc biệt là những trường hợp do phế nhiệt. Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, mật ong 5 thìa con. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống 4-5 lần/ngày.

Trị ho có đờm bằng mật ong hấp lá hẹ

3 - 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn. Cách sử dụng tương tự mật ong hấp quất.


Trị ho có đờm bằng mật ong hấp tỏi

4 - 5 nhánh tỏi, đập dập, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (Không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 -3 lần/ngày, mỗi lần 1 - 2 thìa café. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.


Trị ho có đờm bằng các chế độ ăn uống

Về ăn uống, khi bị ho đờm chủ yếu cần uống nhiều nước để làm đờm đặc loãng ra, dễ thở và tống bớt độc tố ra ngoài. Tránh chất uống có cồn, cà phê.

Nên ăn những món mềm, loãng để dễ nuốt (như súp, cháo, sữa…) và các món giàu vitamin A, C (có trong chanh, cam…), kẽm, sắt (cà rốt, rau dền, bí đỏ, đu đủ, lê, táo, thịt bò, gà, trứng…) để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không nên ăn những món ngọt nhiều mỡ (bánh rán, chiên xào, đồ chế biến sẵn), sữa nguyên kem, pho mát… vì làm ho đờm có thể nặng hơn, khó tiêu và tăng tiết đờm.

MỸ AN (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud] Gm3L7gEItH[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ho-co-dom-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri-a111574.html