+Aa-
    Zalo

    Buổi chia tay lưu luyến giữa mẹ chồng và nàng dâu xa quê

    ĐS&PL (ĐSPL) –Mẹ chỉ trông cháu cho con trong giờ hành chính. Ngoài giờ khi con về, là thời gian chăm sóc bản thân, làm đẹp của mẹ. Mẹ cũng báo trước để con chuẩn bị tinh thần.

    (ĐSPL) – Mẹ chỉ trông cháu cho con trong giờ hành chính. Ngoài giờ khi con về, là thời gian chăm sóc bản thân, làm đẹp của mẹ. Mẹ cũng báo trước để con chuẩn bị tinh thần.

    Tôi biết rằng cuộc sống không ai hoàn hảo, quan trọng là người ta có nên bỏ qua cho nhau hay không?

    Mẹ tôi mất từ khi tôi còn nhỏ, một mình ba nuôi 5 anh chị em tôi ăn học. Ba tôi tính tình hiền lành, lại tháo vát nên mình ông chăm bẵm các con nên người mà không một lời trách móc. Khi chúng tôi lớn lên, nghĩ cảnh khi con đi lấy vợ chồng hết, một mình bố ở nhà cô đơn còm cõi nên đôi lần anh cả khuyên bố tôi đi bước nữa. Ông nghe thế có vẻ không vui, khi chúng tôi giục, ông nói “Bố sẽ ở vậy cho tới khi nhắm mắt xuôi tay. Cả đời bố không muốn lấy ai ngoài mẹ con cả. Bố cũng hứa với mẹ con thế rồi”.

    Tôi nghe thế mà thương bố bội phần. Ngày tôi lên xe hoa, tôi nhớ cảnh ông đứng tiễn con mà nước mắt lưng tròng. Thế là đứa con gái bướng bỉnh của ông cũng đã đi lấy chồng theo ý nguyện của ông.

    Theo chồng về quê được 1 tuần thì cả hai chúng tôi trở về Vũng Tàu sinh sống. Tuy cuộc sống vợ chồng trẻ còn nhiều khó khăn, nhưng rồi chúng tôi tự bảo nhau vượt qua hết mà không một lời than trách.

    Chồng tôi làm nghề biển, anh đi biền biệt suốt. Khi tôi mang bầu 9 tháng anh chỉ ở nhà duy nhất 2 ngày. Thân gái xa quê, bụng mang dạ chửa, đôi lần tôi đã khóc vì kiệt sức, vì nhớ chồng. Tôi ước giá như mẹ còn sống thì hay biết mấy. Lúc đó, bố tôi cũng đang ở Sài Gòn để chăm cháu, con chị gái tôi.

    Nhiều hôm tôi thèm được nghe tiếng ai đó, gọi chồng không được tôi gọi cho chị gái, cho bố cũng đỡ nhung nhớ phần nào.

    Thấm thoắt hơn 9 tháng trôi qua, tôi hạ sinh cháu trai đầu lòng. Chồng tôi đã kịp về để chăm vợ, mẹ chồng cũng từ Quảng Bình vào trông cháu. Nói thật, tôi cưới chồng hơn 1 năm nay, nhưng giờ mới là lúc được sống cùng bà.

    Lòng tôi mừng lắm, tôi đã thiếu hơi ấm của mẹ mấy chục năm nay, cứ nghĩ rằng bà sẽ là người cho tôi cảm nhận được chút tình thương yêu của người mẹ. Nhưng rồi sự thèm khát của tôi bỗng dưng vụt tắt khi biết rằng mẹ chồng thật khó hòa hợp.

    Bà ở chăm con cháu nhưng chỉ bế mỗi cháu và cho ăn sữa. Ngoài ra nấu cơm, giặt giũ bà không bao giờ làm. Khi tôi hết thời gian ở cữ, bà tuyên bố “Mẹ chỉ trông cháu cho con trong giờ hành chính. Ngoài giờ khi con về, là thời gian chăm sóc bản thân, làm đẹp của mẹ. Mẹ cũng báo trước để con chuẩn bị tinh thần”.

    Nỗi niềm khát khao tình thương của cô gái không còn mẹ

    Tôi cứ im lặng khó chịu trong lòng cho tới ngày mẹ chồng về quê. Hôm đó, đưa bà ra bắt xe, tôi đã rơi nước mắt. Cảm giác lưu luyến bịn rịn vô cùng.

    Từ hôm đó, cứ hơn 5h là bà để cháu cho tôi trông, bà phóng xe ra tiệm chăm sóc tóc, gội đầu sơn móng… Khi bà về mùi nước hoa thơm sực nức. Còn tôi vừa tất bật nấu cơm, vừa nấu bột và tắm cho con. Có hôm 8h còn chưa xong thì bị bà mắng te tua. Bà kêu tôi chậm chạp “có mỗi thế cũng không xong”. Khi cháu khóc tôi kêu bà, bà không thèm nói gì mà im lặng ra ngoài hóng gió.

    Tôi vất vả quá nên đã thuyết phục chồng về làm gần nhà để còn hỗ trợ vợ chăm con. Chồng hiểu được tâm lý vợ nên đồng ý luôn. Từ hôm có chồng, tôi đỡ vất vả hơn, nhưng mẹ chồng lại tìm cách “xoi mói” con dâu. Đôi khi chồng tôi thấy vậy động viên vợ “Mẹ thế, nhưng thương cháu lắm. Chịu nhịn đi em, bà ở với mình được bao nhiêu. Bà già rồi nên cảm thông cho bà nhé!”. Tôi nghe chồng nói cũng đúng nên nín nhịn.

    Nhưng mọi người ơi, càng nhịn càng nuốt cục tức vào người. Mẹ chồng ngày càng để ý đến tôi. Khi tôi đi làm về muộn bà tra hỏi từng tí một. Có hôm, bà còn phóng xe sang tận trường tôi dạy để “đưa con dâu về” dù rằng tôi đang có cuộc họp đột xuất. Nhìn dáng bà hớt hơ hớt hải với khuôn mặt đầy vẻ hoài nghi mà tôi chỉ biết lắc đầu.

    Hôm đó, tôi xấu hổ vô cùng, nhưng vẫn nhã nhặn giải thích rằng “trường có cuộc họp đột xuất nên mẹ cứ về trước đi”. Bà không tin cho tới khi cô giáo dạy Toán ra nói, bà mới im lặng ra về. Tối đó, bà chê canh mặn, cơm nhạt rồi bỏ bữa không thèm ăn khiến vợ chồng tôi khó xử vô cùng. Chỉ khi chồng sợ mẹ đói, đi mua bát miến ngan về bà mới chịu nói chuyện. “Ừ thì chịu khó vài tháng nữa rồi gửi con đi trẻ em à”- chồng tôi động viên vợ.

    Chưa dừng lại ở đó, bà còn khó chịu cả khi con dâu có bộ váy mới. Với bà “Khi mẹ ở đây, tuyệt đối không được mặc váy đi làm, mẹ không thích váy vóc gì cả. Cứ quần áo cho nó chân phương”. Tôi nghe mà cứ như bà đang sắp đặt cuộc sống cho tôi vậy, ngay cả quyền ăn gì, mặc gì giờ tôi cũng phải nghe mẹ chồng…

    Tôi cứ im lặng khó chịu trong lòng cho tới ngày mẹ chồng về quê. Hôm đó, đưa bà ra bắt xe, tôi đã rơi nước mắt. Cảm giác lưu luyến bịn rịn vô cùng. Lúc đó, bà dặn dò thông cảm đủ điều khiến tôi hụt hẫng vô cùng.

    Không hiểu sao, từ hôm mẹ chồng về quê mình nhớ bà vô cùng. Mình thèm được nghe bà mắng bà chửi, bà nói xỏ xiên này kia? Từ hôm bà về, căn nhà bỗng vắng lặng, bà ở chăm cháu bà hát bà kể cho cháu đủ chuyện trên đời. Mỗi tội bà hay cằn nhằn con dâu, thi thoảng bà cũng vui đùa khiến không khí cả nhà ấm cúng hẳn lên.

    Thế mới thấm thía, con người ai cũng có mặt này mặt kia. Nhưng có lẽ trước đây tôi đã quá ác cảm với hai từ “mẹ chồng” nên mới nghĩ về bà như vậy. Giờ nghĩ lại một năm qua có biết bao nhiêu khoảnh khắc kỷ niệm vui mà tôi không để ý đến. Đôi khi tôi lại thấy dằn vặt, mình đúng chưa thể là một nàng dâu tốt khi không hiểu cho những sở thích của bà, tôi đã không gần gũi chăm sóc bà theo đúng nghĩa là một người mẹ. Phải chăng vì thế mà bà khó tính với tôi phải không mọi người ơi?

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/buoi-chia-tay-luu-luyen-giua-me-chong-va-nang-dau-xa-que-a68923.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan