Lý giải đường tình duyên lận đận của ca sĩ Thanh Lan


Thứ 5, 28/08/2014 | 12:00


(ĐSPL) - Trước 1975, ở Sài Gòn, ca sỹ Thanh Lan nổi lên như một hiện tượng trong làng ca nhạc.

(ĐSPL) - Trước 1975, ở Sài Gòn, ca sĩ Thanh Lan nổi lên như một hiện tượng trong làng ca nhạc. Cô ca sĩ xuất thân từ trường Tây này không chỉ nổi tiếng trên sân khấu, phim ảnh mà còn nổi tiếng trên tình trường. Dáng vóc mảnh mai, tóc xõa ngang vai, gương mặt thanh tú, cùng cặp mắt đen láy, trong veo như biết nói, chiếc cằm chẻ dễ thương… Sắc đẹp của Thanh Lan đủ làm rung động trái tim mọi người đàn ông. Đẹp và tài năng, nhưng cô gái đa tài này lại gặp rất nhiều trắc trở trong tình duyên.

Sống trong nhung lụa

Thanh Lan chào đời ở thành phố Vinh, Nghệ An vào năm 1948, tên đầy đủ là Phạm Thái Thanh Lan. Theo tư liệu của nhà báo Hà Đình Nguyên thì ông ngoại của cô là cụ Thái Nguyên Đào, từng là hiệu trưởng trường Petit Lyceé Thanh Hóa (năm 1940) và là một thuộc quan của Bộ Học (triều Nguyễn). Cậu của Thanh Lan chính là ông Thái Thúc Nha – chủ hãng phim Alpha đình đám một thời.

Sinh trưởng trong một gia đình học thức, khá giả nên từ nhỏ, Thanh Lan đã được gia đình cho vào Sài Gòn, theo học trường Tây. Thời tiểu học, cô học trường Saint Paul - một trường dòng nội trú nổi tiếng dành cho con gái những gia đình quý tộc Sài Gòn nằm trên đường Cường Để (Tôn Đức Thắng bây giờ). Chính tại đây, cô đã được các sơ dạy hát và học đàn piano.

Sau đó, Thanh Lan được mẹ dắt đến nhờ vợ nhạc sĩ Thẩm Oánh và nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi hướng dẫn thêm. Nhờ vậy, khả năng cảm thụ nhạc lý và biểu diễn của Thanh Lan ngày càng tinh tế. Mẹ của cô – bà Thái Chi Lan - rất cưng chiều và hãnh diện trước năng khiếu của cô con gái xinh đẹp.

Năm lớp 11, khi ấy Thanh Lan đang theo học trường Marie Curie – cô gia nhập ban nhạc Hải âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà – ban nhạc đầu tiên có khuynh hướng Việt hoá nhạc trẻ ở Sài Gòn. Rời ban văn nghệ Việt Nhi, Thanh Lan gia nhập đoàn văn nghệ học sinh – sinh viên Nguồn Sống. ở đây, cô thường hát dân ca và nhạc tiền chiến cùng các bạn học sinh sinh viên.

Cuộc hôn nhân bất hạnh

Trước năm 1975, ở Sài Gòn, có một số tiệm chụp ảnh nổi tiếng và hầu hết đều tập trung ở khu vực quận 1, là quận trung tâm của “Hòn ngọc Viễn Đông”. Một trong số những tiệm chụp ảnh nổi tiếng này là tiệm Long Biên nằm cạnh khách sạn Caravelle cũng rất nổi tiếng nằm ngay góc đường Tự Do-Lê Lợi (đối diện với Nhà hát Thành phố ngày nay). ông chủ tiệm chụp ảnh này có một người con trai tên Dũng, ăn chơi nổi tiếng Sài Gòn, đến nỗi chết danh là Dũng “Long Biên”.

Dũng “Long Biên” là một anh chàng điển trai, con nhà giàu với cái mã bề ngoài hào hoa phong nhã nên dễ dàng thu hút các cô gái trẻ. Trong khi đó Thanh Lan là một cô gái mới bước vào đời, sống phóng khoáng theo phong cách “Tây” nên đã bị Dũng “Long Biên” “cưa đổ” ngay lần gặp đầu tiên.

Nhưng Thanh Lan lại là người sớm thất vọng về Dũng “Long Biên”. Hóa ra anh chàng này chỉ được cái tốt mã, ngoài chuyện ăn chơi bạt mạng ra không được tích sự gì với gia đình. Đã vậy, Dũng còn mang một chứng bệnh rất nặng: Cả ghen. Dũng “Long Biên” là người ghen một cách mù quáng, ghen ngoài đời rồi còn ghen cả… trong phim.

Suốt hai năm ròng rã sống trong cảnh ghen tuông và hứng chịu những trận đòn ghen của Dũng “Long Biên”, Thanh Lan hoàn toàn vỡ mộng trước chàng “Bạch mã hoàng tử” mà những ngày đầu khi mới yêu thương cô đã lãng mạn tưởng tượng ra. Khi Thanh Lan đóng phim Tiếng hát học trò, ngày chiếu ra mắt, Thanh Lan đã rủ Dũng đi xem.

Trong phim có cảnh Thanh Lan “tình tứ” với Bảo ân, nhân vật đóng cặp với Thanh Lan. Về nhà không cần biết phim hay đời Dũng nổi ghen “tẩn” cho Thanh Lan một trận nhừ tử rồi bỏ mặc vợ với tấm thân bầm giập lê lết trong phòng, Dũng đi trút cơn phiền muộn bằng việc uống rượu say khướt.

Lý giải đường tình duyên lận đận của ca sĩ Thanh Lan

Ca sĩ, diễn viên nổi tiếng một thời - Thanh Lan.

Những trận đòn thù ấy khiến Thanh Lan rơi vào tâm trạng hoảng loạn, cô trốn tránh cả bạn bè, người thân. Suốt ngày, Thanh Lan chẳng dám ló mặt ra đường vì đòn ghen của chồng làm mắt thâm, vết bầm tím khắp người…

ở độ tuổi tươi sáng, cái tuổi đẹp nhất đời người, vậy mà Thanh Lan đã phải nhìn đời bằng tâm hồn thương tổn, u ám. Chịu đựng gã chồng vũ phu được vài năm, Thanh Lan tự giải thoát mình bằng phán quyết ly dị của tòa án. Cô gửói con gái về cho mẹ chăm sóc và xuất hiện trở lại, rực rỡ trong vòm trời nghệ thuật miền Nam, đánh dấu giai đoạn hoàng kim của cô trên nhiều lĩnh vực.

 Theo các chuyên gia lý số, nữ ca sĩ Thanh Lan sinh ngày 1/3/1948, tức tuổi “Con Chuột Lửa” vì mang hành Tích Lịch Hỏa. Có lẽ đúng 1/3 (Dương lịch)  nhằm ngày 21/1 (âm lịch) tức sinh vào mùa Xuân, cho nên từ nhỏ đến bây giờ, Thanh Lan luôn sống sung sướng trong nhung lụa, không cần biết đến tai tiếng thị phi. Bởi về hôn nhân gia đạo, tuổi nữ Mậu Tý mang cung Phi thuộc Cấn, nên thường cao số, tính thông minh, dù học không cao nhưng vẫn sáng dạ, chuộng văn hơn võ nên làm việc luôn bằng trí óc, tính toán mưu sự không dễ thua ai. Khi ra đời công danh sự nghiệp như rồng gặp mây, gặp nước, còn gia trạch lại hay thay đổi tứ phương.

Đường phu quân bất nhất, đường tử tức đôi khi có sinh nhưng không có dưỡng, vì Mậu thuộc Thổ còn Tý thuộc Thủy, Thổ khắc Thủy nên mất phần phúc về đường chồng con. Lấy chồng nhưng vẫn thấy cô độc, còn con cái rất dễ ốm đau tật bệnh, nếu không nói là yểu tử. Nói tóm lại, tuổi Mậu Tý về hôn nhân gia đạo thì nam nhân thích đổi vợ, nữ nhân có tính lẳng lơ dâm loàn. Tuổi này thường tự lập nghiệp không nhờ ai, qua tuổi 40 đã có điền trạch khang trang. Tuy nhiên nếu sống không có tâm đức thì như “đốn củi ba năm bay mất một giờ”, bởi dù được mọi người tin cậy nhưng tính tình như con sói háo đói, làm sinh thù oán với mọi người.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-giai-duong-tinh-duyen-lan-dan-cua-ca-si-thanh-lan-a48242.html