+Aa-
    Zalo

    Vụ án Cát Tường ở đâu trong phim Mất Xác?

    ĐS&PL (ĐSPL) – Khi xem xong phim Mất Xác, những khán giả đến rạp sẽ đặt ra câu hỏi này bởi phim không chủ xoáy vào vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường.

    (ĐSPL) – Khi xem xong phim Mất Xác, những khán giả đến rạp sẽ đặt ra câu hỏi này bởi phim không chủ xoáy vào vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường.

    Ngay từ khi công bố sản xuất, phim Mất Xác của đạo diễn Đỗ Thành An được công luận chú ý bởi lấy ý tưởng từ vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường. Tuy nhiên, khi bộ phim được công chiếu cho báo chí, truyền thông vừa qua, một số khán giả có chút thất vọng nếu đến rạp chỉ để xem vụ thẩm mỹ viện Cát Tường lên phim như thế nào.

     Poster phim Mất Xác đầy ám ảnh.

    Câu chuyện được kể trong phim Mất Xác xoay quanh cuộc đời của cô gái Ý Linh (Tina Tình đóng). Ý Linh là cô gái miền Tây lỡ thì làm nghề buôn bán trên song nước. Cô yêu bác sĩ Sinh xảo trá (do Hoàng Phúc đóng) và bị phản bội. Sau đó, Ý Linh bị dì ghẻ (Phi Thanh Vân đóng) ép làm gái bán hoa và cô phải  nuôi cả gia đình và con gái Ban Mai (Song Ngư đóng).

     Phim Mất Xác xoay quanh cuộc đời của cô gái Ý Linh (Tina Tình đóng). 

    Phim được mở đầu bằng cảnh bác sĩ Sinh (do Hoàng Phúc đóng) máu me đầm đìa, ngã xuống song và mất xác. Hai mẹ con Ý Linh bị nghi ngờ là thủ phạm. Tuy nhiên, cuối cùng thì ông Sinh không chết và thừa nhận đã tự tử. Trong phim, không có ai chết và cũng không có cái xác nào bị mất.

    Tuy nhiên, dù nội dung của phim không xoáy vào vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường nhưng trong đó, vẫn có thể thấy phim Mất Xác mượn cốt lõi của vụ án Cát Tường một cách khéo léo tinh vi và có tầm khái quát vấn đề lớn.

    Cốt lõi của vụ án các tường "Không vớt được xác, không thể kết tội giết người" luôn đi theo suốt phim. Trong phim, có 2 người đều nhận tội giết người nhưng xác chết thì một tháng vẫn chưa tìm được và không thể kết tội.

     Phim Mất Xác đã nhân cách hóa lên bác sĩ Sinh là đại diện cho tầng lớp trí thức phạm tội.

    Vụ án Cát Tường là một bác sĩ phạm tội và hành vi phạm tội của một người có trí thức. Phim Mất Xác đã nhân cách hóa lên bác sĩ Sinh là đại diện cho tầng lớp trí thức phạm tội và đưa ra thông điệp ngầm: người thất học ngu dốt phạm tội thì có thể làm hại một hoặc vài chục người, còn tầng lớp trí thức sai lầm phạm tội sẽ hại cả thế hệ, và lớn hơn nếu giữ vị trí xã hội càng cao. Có quá nguy hiểm không nếu bác sĩ Cát Tường không bị kết án giết người? Đây cũng là một mặc định nguy hiểm cho xã hội (giết người hãy giấu xác đi, hay tiêu hủy xác đi sẽ không có tội giết người).

    Vụ án Cát Tường thì bác sĩ thẩm mỹ là thủ phạm chính. Trong phim bác sĩ Sinh là nạn nhân nhưng đó cũng là tội phạm, là người gây ra bao tội lỗi cho mẹ con Y Linh, người đã giết chết đi cuộc đời của 2 mẹ con tầng lớp thấp hèn. Dù pháp luật không phán xét, tuy nhiên ông vẫn bị một tòa án lương tâm phán xét và phải trả giá những gì mình gây ra.

    Cả phim là quá trình điều tra xem ai là kẻ giết người và cái xác đó hiện đang ở đâu nhưng chính cái xác đó lại là kẻ giết người (ông Sinh, đã giết chết đi cuộc đời mẹ con Y Linh, vì những ích kỷ hẹp hòi, dục vọng thấp hèn của mình).

    Xác mất đi có thể tìm lại được nhưng tâm hồn mất đi sẽ không tìm được và nó sẽ làm nhiều cái xác bị mất đi. Đó cũng chính là lý do Mất Xác dùng chìa khóa để kể câu chuyện của mình là thẩm mỹ viện Cát Tường.

    Như vậy, vụ án Cát Tường qua con mắt nghệ thuật của đạo diễn Đỗ Thành An đã được hư cấu và hình tượng hóa các nhân vật thành những nhân vật điển hình của xã hội. Bác sĩ Sinh đại diện cho một tầng lớp trí thức rởm chỉ biết lợi ích cá nhân mà bất chấp những ảnh hưởng khi quyết định, gây bao nhiêu đâu khổ cho nhiều người.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-an-cat-tuong-o-dau-trong-phim-mat-xac-a46534.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan