+Aa-
    Zalo

    Giảm phát thải nhà kính

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cơ quan khí tượng học thế giới (WMO) thông báo nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã vượt ngưỡng mới. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính năm 2020 dự kiến cao hơn từ 8-12

    Cơ quan khí tượng học thế giới (WMO) thông báo nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã vượt ngưỡng mới. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính năm 2020 dự kiến cao hơn từ 8-12 tỉ lần so với mức cần thiết để duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C vào năm 2020.
    CO2 gây hiệu ứng nhà kính đạt mức kỷ lục mới.
    WMO cho biết chỉ trong tháng 4/2014 vừa qua, nồng độ khí CO2 trung bình trong khí quyển lần đầu tiên đã vượt mức 400 phần triệu ở bán cầu Bắc, khu vực ô nhiễm hơn bán cầu Nam. Hiện tượng này từng xảy ra ở bán cầu Bắc vào mùa Xuân nhưng đây là lần đầu tiên hàm lượng CO2 trung bình của tháng vượt ngưỡng này. WMO cho biết thêm nồng độ CO2 trung bình trên toàn cầu sẽ vượt ngưỡng 400 phần triệu vào năm 2015 hoặc 2016, so với 393,1 phần triệu trong năm 2012. Theo người đứng đầu WMO Michel Jarraud, cần phải coi thay đổi trên là hồi chuông cảnh tỉnh về thực trạng khí thải gây biến đổi khí hậu. Ông đồng thời cảnh báo thế giới không còn nhiều thời gian để ngăn chặn chiều hướng này gia tăng. Nồng độ CO2 trong khi quyển thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp là 278 phần triệu và tăng trung bình 2 phần triệu mỗi năm trong thập kỷ qua.
    Tại Việt Nam: 43\% khí nhà kính từ hoạt động nông nghiệp
    Theo Viện Môi trường nông nghiệp, lượng phát thải từ hoạt động nông nghiệp mỗi năm tương đương 65 triệu tấn CO2, chiếm trên 43\% tổng lượng khi nhà kính của cả nước. Nguồn phát thải chủ yếu là từ canh tác lúa nước, đốt phế phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi. Ngoài ra, dự báo lượng khí thải đến năm 2030 sẽ tiếp tục lên gần 30\%.
    Để giảm khí thải nhà kính, theo các nhà khoa học, việc tái sử dụng phế phụ phẩm trồng trọt và chăn nuôi thành phân bón hữu cơ sinh học, than sinh học, khí sinh học.. không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải tạo độ phì nhiêu cho đất, tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm chi phí  mà còn góp phần quan trọng vào việc giảm lượng phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.
    Tuy nhiên, việc tái sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam còn rất hạn chế. TS Cao Việt Hưng, Cục trồng trọt cho biết, hiện nay nhu cầu sử dụng  phân bón hữu cơ tại Việt Nam là rất lớn, ước tính khoảng 13 triệu tấn/năm trong khi công suất sản xuất của các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ trong nước chỉ đạt 500 nghìn tấn/năm, rất thấp so với nhu cầu. Trong khi đó chỉ tính riêng một số cây trồng chính như lúa, ngô, cà phê, mía mỗi năm có khoảng 50 triệu tấn phế phụ phẩm. “Với 50 triệu tấn phế phụ phẩm, nếu được xử lý theo đúng các quy định thì việc sản xuất 13 triệu tấn phân hữu cơ là hoàn toàn có thể thực hiện được”, TS Hưng nói.
    Còn trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện trên cả nước đã có trên 500 nghìn công trình khí sinh học sản xuất ra khoảng 450 triệu m3 khí gas/năm, tiềm năng sẽ giảm khoảng 22,6 triệu tấn CO2 và tiết kiệm khoảng 1.200 tỷ đồng chất đốt/năm. Theo Th.S Nguyễn Quỳnh Hoa, Cục chăn nuôi, với gần 100 triệu tấn chất thải chăn nuôi thải ra mỗi năm nhưng việc xử lý nguồn chất thải này đến nay còn quá khiêm tốn.
    Loại cỏ làm giảm phát khí nhà kính
    Loại cỏ được nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Quốc tế Nhật Bản (JIRCAS) và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế Colombia (CIAT) phát hiện có tên là Brachiaria, có nguồn gốc từ châu Phi và được trồng tại các nước châu Mỹ.
    Trong số các loại phân bón hóa học, các loại phân bón có nitơ được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt là nguyên nhân làm sinh ra khí thải nhà kính. Do hoạt động của vi sinh vật trong đất, nitơ được chuyển thành axit nitric,một phần trong số đó có thể được chuyển đổi thành khí  N2O, gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 300 lần so với CO2. Axit nitric dễ bị bay hơi trong đất, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, phá hoại hệ sinh thái ở môi trường sông và biển.
    Khi sử dụng cỏ Brachiaria, loại chất tiết ra từ rễ cỏ sẽ có tác dụng ngăn chặn hoạt động của các vi sinh vật, nhờ đó giảm mạnh lượng khí nitơ ôxít do phân bón hóa học thải ra.
    Bên cạnh khả năng làm giảm mạnh khí thải gây hiệu ứng nhà kính, loại cỏ này được sử dụng làm nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn so với các loại cỏ hiện nay trong chăn nuôi bò, làm tăng sản lượng thịt và cải thiện chất lượng sữa.
    Trong tương lai, hy vọng ứng dụng về loại cỏ này sẽ giúp Việt Nam giảm lượng phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ “mái nhà chung” của mọi người và tăng năng suất sản lượng về nông nghiệp.
    CHÚNG TÔI TIẾP NHẬN TẤT CẢ CÁC THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN ĐỌC 24/24H
    LIÊN HỆ: VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI\_PHÂN VIỆN PHÍA NAM
    ĐỊA CHỈ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1
     HOTLINE: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giam-phat-thai-nha-kinh-a40438.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan