+Aa-
    Zalo

    Gián điệp Triều Tiên bị giam ở Hàn Quốc 30 năm mong 1 lần trở về quê hương

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bị kết án 2 lần vì tội gián điệp, Seo Ok-ryol đã trải qua 3 thập kỷ bị biệt giam và khi đã 90 tuổi, điều duy nhất ông muốn làm trước khi chết là trở về Triều Tiên.

    Bị kết án 2 lần vì tội gián điệp, Seo Ok-ryol đã trải qua 3 thập kỷ bị biệt giam và khi đã 90 tuổi, điều duy nhất ông muốn làm trước khi chết là trở về Triều Tiên.

    Ông Seo Ok-ryol đã để lại vợ và 2 con để tham gia quân đội Triều Tiên. Cuộc đời ông tượng trưng cho sự chia rẽ lâu dài của bán đảo.

    Hiện tại, lưng ông Seo đã còng xuống và ông cũng rất gầy gò, đi bộ phải chống gậy nhưng tâm trí ông vẫn rất minh mẫn. "Tôi không làm gì sai cả. Tôi yêu quê hương của mình", ông nói - thêm rằng đối với ông, quê hương bao gồm cả Triều Tiên và Hàn Quốc.

    Vào năm 2000, sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều, chính phủ Hàn Quốc đã cho phép khoảng 60 cựu tù nhân hồi hương, chủ yếu là binh lính, du kích và gián điệp. Tuy nhiên, Seo Ok-ryol đã không đủ điều kiện vì ông từng ký một cam kết trung thành với Hàn Quốc để bảo đảm được thả ra khỏi nhà tù, và kết quả là có được quốc tịch Hàn Quốc.

    Hiện các nhà hoạt động đang tiến hành một chiến dịch cho ông và 17 cựu tù nhân cũ vẫn còn trung thành với Bình Nhưỡng - người cao tuổi nhất là 94 tuổi - được phép về nhà.

    Ông Seo Ok-ryol đã bị giam suốt 30 năm ở Hàn Quốc. Ảnh: SCMP

    Nhiệm vụ thất bại

    Gia nhập quân đội Triều Tiên trong giai đoạn xảy ra chiến tranh giữa 2 miền, ông Seo về Bình Nhưỡng sau khi hiệp định đình chiến có hiệu lực. Ông vào Đảng Lao động cầm quyền của Triều Tiên và được phân công làm giáo viên ở Bình Nhưỡng trước khi được cử đi học trường gián điệp vào năm 1961.

    "Tôi đã phải bỏ đi mà không nói lời tạm biệt với vợ mình", ông nói.

    Sau đó, ông được cử đến một phái đoàn Hàn Quốc để tìm cách tuyển dụng một quan chức cao cấp của chính phủ. Anh trai quan chức này đang làm việc cho chính phủ Triều Tiên. Ông Seo đã vượt biên bằng cách bơi qua sông Yeomhwa. Khi tới Hàn Quốc, ông gặp được bố mẹ và các anh chị em và quan trọng hơn cả là chuyển lá thư từ Bình Nhưỡng tới quan chức Seoul.

    "Đối với tôi, người anh trai này đã chết rồi. Tôi đã báo cáo với chính phủ Hàn Quốc là anh ấy đã chết trong chiến tranh", quan chức này lạnh lùng nói với ông Seo và từ chối nhận bức thư. Tuy nhiên, người này cũng không tố cáo ông Seo cho dù theo luật, mọi công dân Hàn Quốc, nếu liên lạc trái phép với người Triều Tiên, đều bị đi tù.

    Nhiệm vụ đầu tiên thất bại, ông Seo ở lại Hàn Quốc trong khoảng 1 tháng, liên tục tìm cách che giấu thân phận của mình. Khi theo dõi một chương trình phát thanh, ông nhận được mật mã yêu cầu quay trở lại. Tuy nhiên, ông đã đến điểm đón muộn và bỏ lỡ con thuyền. Ông Seo cũng cố gắng bơi qua sông nhưng bị những con sóng mạnh mẽ đánh người trở lại và bị lính thủy đánh bộ Hàn Quốc bắt giữ.

    Ông Seo cho biết: "Là gián điệp, bạn phải tự giết mình bằng cách nuốt một viên thuốc độc hoặc sử dụng vũ khí tự sát. Tuy nhiên, tôi không có đủ thời gian để tự tử”.

    Hai lần lĩnh án tử

    Trong 30 năm bị giam cầm, ông Seo đã 2 lần lĩnh án tử hình. Ảnh: Daily Mail

    Ông đã bị thẩm vấn nghiêm khắc trong nhiều tháng, bị đánh đập, không ăn, không ngủ được trước khi một tòa án quân sự kết án tử hình vì tội gián điệp. Ông Seo bị biệt giam, chỉ được ăn mỗi bữa một chút cơm trắng và củ cải muối. Ông cũng chứng kiến nhiều gián điệp Triều Tiên bị treo cổ.

    Năm 1963, án tử hình của Seo Ok-ryol bất ngờ được hủy bỏ vì lý do ông là gián điệp mới, và cũng không thành công trong nhiệm vụ đầu tiên. Mặc dù vậy, 10 năm sau (1973), ông lại bị kết án tử hình, vì đã cố gắng “chiêu mộ” một tù nhân khác.

    "Mẹ tôi đã ngất trên tòa nhiều lần khi các công tố viên yêu cầu hình phạt tử hình và các thẩm phán đồng ý như vậy", ông nói.

    Cha mẹ ông đã phải bán căn nhà của mình để trang trải cho các chi phí pháp lý và bảo đảm một khoản tiền chuyển đổi khác. Hai người đã qua đời trong khi con trai họ vẫn còn ở trong tù.

    Những nỗ lực của Hàn Quốc trong việc giáo dục lại các tù nhân Triều Tiên đã lên tới đỉnh điểm vào giữa những năm 1970. Chính phủ dùng cả tới các biện pháp tra tấn dã man như trấn nước, đánh đập, không cho ăn ngủ hoặc biệt giam trong xà lim tối tăm. Thế nhưng, ông Seo vẫn vững vàng ngay cả khi đôi mắt trái của ông bị hành hạ đến bị thương, nhiễm trùng rồi vĩnh viễn không nhìn lại được nữa.

    "Họ nói với tôi rằng hãy thay đổi, hứa hẹn rằng sẽ cho phép tôi được điều trị tại phòng khám", ông nói. "Tôi từ chối. Ngay cả khi điều đó có nghĩa là mất đi một con mắt, tôi vẫn phải tuân theo niềm tin của mình. Tư tưởng chính trị của tôi quý giá hơn cuộc đời tôi", Seo Ok-ryol khẳng định.

    Thỏa hiệp và mong mỏi được về với vợ con

    Ông Seo không tái hôn và vẫn rất thương nhớ vợ con ở Triều Tiên. Ảnh: Getty

    Sau 3 thập kỷ bị giam giữ, cuối cùng ông Seo đã thỏa hiệp vào năm 1991 và hứa tuân theo luật pháp Hàn Quốc. Được thả tự do, ông chuyển đến thành phố miền Nam Gwangju, gần nơi sinh ra và gần với anh chị em ruột của mình, nhưng hàng ngày vẫn mơ ước được trở lại với vợ và con trai ở một bán đảo Triều Tiên thống nhất.

    Ông Seo vẫn giữ vững lòng trung thành với Triều Tiên, ca ngợi đó là một xã hội "bình đẳng", nơi ông có thể tốt nghiệp trường đại học hàng đầu với sự trợ cấp của chính phủ Kim Il-sung.

    Trong căn hộ thuê chật hẹp của mình, ông cho rằng Bình Nhưỡng nên tiếp tục các chương trình hạt nhân và tên lửa để tự vệ khỏi “mối đe dọa Mỹ”. Ông Seo cũng bác bỏ các cáo buộc của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho rằng nhà lãnh đạo là một "kẻ điên cuồng".

    25 nhóm hoạt động ở Gwangju đã đưa ra một đơn kiến ​​nghị yêu cầu chính quyền cho phép ông Seo - người đã phải nhập viện 2 tháng đầu năm 2017 với những rắc rối về được hồi hương.

    Một vài năm sau khi được thả ra, một phụ nữ Hàn Quốc sống ở Đức đã tới Bình Nhưỡng cho biết vợ và con trai ông vẫn còn sống - nhưng khuyên ông nên không liên lạc với họ vì sợ làm ảnh hưởng tới cơ hội nghề nghiệp của con trai. Ông cũng quyết không tái hôn và chỉ mong mỏi được hồi hương.

    Ông Seo Ok-ryol là một người lạnh lùng và kiên cường nhưng lại nghẹn ngào khi được hỏi ông sẽ nói gì với vợ mình nếu được gặp lại bà. "Tôi muốn nói ‘cảm ơn bà vì đã còn sống. Tôi đã bỏ lỡ bà. Tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng chúng ta bị chia cách trong một thời gian dài như vậy’".

    (Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gian-diep-trieu-tien-bi-giam-o-han-quoc-30-nam-mong-1-lan-tro-ve-que-huong-a202755.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan