Bí quyết kích hoạt tiềm năng tiếng Anh cho trẻ mầm non


Thứ 7, 25/11/2017 | 09:00


Chuỗi sự kiện (tọa đàm) "Kích hoạt tiềm năng tiếng Anh cho trẻ mầm non cùng sách song ngữ” sẽ mang đến những bí quyết, phương pháp cho cha mẹ trong việc định hướng con.

Chuỗi sự kiện (tọa đàm) "Kích hoạt tiềm năng tiếng Anh cho trẻ mầm non cùng sách song ngữ” sẽ mang đến những bí quyết, phương pháp cho cha mẹ trong việc định hướng con.

Ngày nay, những đứa trẻ "song ngữ" đã không còn hiếm. Hình ảnh các ông bố, bà mẹ nhàn nhã ngồi uống cà phê, trong khi đó đứa con của họ thoải mái trò chuyện bằng tiếng Anh với khách du lịch, người nước ngoài một cách tự nhiên có thể bắt gặp ở bất cứ đâu.

Đó là một trong những ưu điểm của việc cho trẻ tiếp xúc - làm quen với tiếng Anh ngay từ sớm. Những câu hỏi mà hầu hết các phụ huynh đều băn khoăn như: Độ tuổi nào là sớm và thuận lợi nhất để trẻ làm quen với ngoại ngữ (tiếng Anh)? Tiếp xúc với ngoại ngữ sớm có ảnh hưởng đến tư duy, ngôn ngữ của trẻ không khi trẻ còn"chưa sõi" tiếng mẹ đẻ? Hay phương pháp học tiếng Anh như thế nào để hiệu quả?...

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, 3 năm đầu đời là giai đoạn khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Lúc này, bộ não của trẻ giống như "miếng mút" có thể "thẩm thấu" thông tin và lưu trữ lại cho quá trình phát triển sau này, đặc biệt là những hình ảnh, âm thanh mà trẻ nghe được. Thực tế cho thấy, trẻ nhỏ có thể cùng lúc tiếp thu nhiều hơn một ngoại ngữ là việc rất tự nhiên, bản năng, thoải mái và dễ dàng hơn chúng ta vẫn tưởng rất nhiều.

Theo các nhà nghiên cứu, ở giai đoạn này, trẻ có những đặc điểm ưu việt, trở thành lợi thế trong việc làm quen và học ngoại ngữ mà ở người trưởng thành không có được. Đó chính là: Khả năng nghe, bắt chước và Khả năng ghi nhớ rất tốt. Não bộ của trẻ phát triển nhanh nhạy về nhiều mặt: óc quan sát, tiếp thu, tò mò, trí tưởng tượng, ghi nhớ, phản xạ…

Vấn đề đặt ra là phương pháp, cách thức nào giúp trẻ trong giai đoạn này làm quen với tiếng Anh phù hợp và hiệu quả? Việc ép trẻ trong độ tuổi mầm non phải học thêm một ngoại ngữ là hoàn toàn không hợp lý, vì đây là độ tuổi trẻ cần chơi và được chơi.

Vậy thay vì việc ép trẻ phải học chúng ta nên cho/ khuyến khích trẻ chơi nhưng là chơi có định hướng, chơi có mục đích. Và chúng ta biết, khả năng năng ngôn ngữ có điều kiện phát triển tốt nhất thông qua việc ứng dụng thường xuyên trong các hoạt động giao tiếp và vui chơi hàng ngày của trẻ.

Trong đa số các phương pháp được đưa ra, thì sách là một trong những công cụ/ phương tiện phù hợp đem lại hiệu quả cao hơn cả, đặc biệt là các sách song ngữ.

Chuỗi sự kiện (tọa đàm) "Kích hoạt tiềm năng tiếng Anh cho trẻ mầm non cùng sách song ngữ”, do Phuc Minh Books phối hợp với FAHASA tổ chức sẽ mang đến những bí quyết, phương pháp cho cha mẹ trong việc định hướng con tiếp xúc với ngoại ngữ từ rất sớm.

Với các chủ đề: Kích hoạt tiếng Anh cho con từ sớm - Tại sao không?; Cùng con chơi có mục đích, chơi có định hướng!; Tiếng Anh cho bé không chỉ dừng lại ở từ hay câu!; English cho bé - Mẹ đừng hiểu lầm!.

Chuỗi tọa đàm sẽ cùng các chuyên gia giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ: Tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh từ sớm và việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn 2-6 tuổi; Cung cấp thông tin, tạo diễn đàn trao đổi về các vấn đề nổi bật khi nuôi dạy trẻ từ 2-6 tuổi: Học và chơi có định hướng, phát triển khả năng ngôn ngữ cho con từ sớm, khai mở tiềm năng học ngoại ngữ (tiếng Anh) cho con từ trước 6 tuổi; Phương pháp giúp trẻ kích hoạt khả năng học tiếng Anh tốt nhất và cách để duy trì, cũng như phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ.

Các sai lầm phổ biến mà các phụ huynh vẫn mắc phải khi cho trẻ làm quen với tiếng Anh và cách khắc phục; Bí quyết giúp hỗ trợ việc học đạt hiệu quả: cách thức dạy, tương tác cũng như công cụ hỗ trợ giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả; Lợi ích của việc cho trẻ tiếp cận với sách song ngữ và những sách song ngữ nào thì phù hợp cho trẻ mầm non?


Mỹ An

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-quyet-kich-hoat-tiem-nang-tieng-anh-cho-tre-mam-non-a210721.html