"Thanh niên ngáo đá” thích chơi trội hay đang buông thả bản thân?


Thứ 6, 18/07/2014 | 08:03


(ĐSPL) – Tập bơi giữa đường Hà Nội, đu trên dây điện cao thế, cầm dao đuổi công an…là hành động của những thanh niên ngáo đá, xuất hiện ngày một nhiều trong xã hội.

(ĐSPL) – Tập bơi giữa đường Hà Nội, đu trên dây điện cao thế, cầm dao đuổi công an… là hành động của những thanh niên ngáo đá, xuất hiện ngày một nhiều trong xã hội.

Thời gian qua, liên tiếp xảy ra những vụ thanh niên ngáo đá có thái độ coi thường mạng sống của mình, được ghi lại và chia sẻ làm không ít người hoảng hốt.

Biểu hiện dễ nhận thấy ở những thanh niên này chính là sự ngông nghênh, không biết sợ điều gì, ngay cả khi mọi người có can ngăn thì cũng đành bó tay, bởi không cẩn thận còn có thể bị đánh bất cứ lúc nào.

Theo chia sẻ của các chuyên gia tâm lý về biểu hiện của những người ngáo đá, khi bị “ngáo đá” sẽ có những hành động kỳ quặc, bởi người sử dụng thường bị ảo thanh. Họ thường có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Hành động mất kiểm soát của những thanh niên trên nhận được những ý kiến trái chiều từ cộng đồng.

“Thanh niên ngáo đá” là thích chơi trội, coi tiền bằng vung, ta đây là nhất không ai bằng. Bởi vậy, các anh chàng, cô nàng cứ thế chơi để tìm cảm giác hưng phấn, đôi lúc là để thể hiện với bạn bè rằng ta đây đã từng dùng, biết rõ và ta đây sành điệu.

Bên cạnh đó, đa phần mọi người đều cho rằng, hành động sử dụng ma túy đá sau khi dùng xong gọi là “ngáo đá” của những thanh niên trên đều do a dua theo bạn bè, sống buông thả và không có lập trường quan điểm rõ ràng nên mới lấn sâu vào trò ăn chơi trụy lạc, để rồi dẫn đến những hành động “điên dại” không thể kiểm soát nổi bản thân, thậm chí còn gây hại cho người khác.

 - 'Thanh niên ngáo đá” thích chơi trội hay đang buông thả bản thân?

Mất kiểm soát thanh niên "ngáo đá" cầm dao đuổi nhau.

 - 'Thanh niên ngáo đá” thích chơi trội hay đang buông thả bản thân? (Hình 2).
Gây phiền phức cho những người xung quanh.

Hành động của những thanh niên ngáo đá trên một lần nữa cho thấy dù xét ở phương diện “thích chơi trội” hay “buông thả bản thân” đều đúng, bởi nếu không buông thả bản thân thì đã không dẫn đến những hành động ăn chơi gây hại trên.

Xã hội ngày càng hiện đại kéo theo nhu cầu ăn chơi, giải trí của con người ngày một cao. Tuy nhiên, để giới trẻ tránh được những cám dỗ của thói ăn chơi sa đọa thì cần phải có sự kết hợp giáo dục chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Cần quan tâm nhiều hơn đến tâm lí con trẻ, nhất là trong thời buổi công nghệ phát triển hiện đại như hiện nay.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thanh-nien-ngao-da-thich-choi-troi-hay-dang-buong-tha-ban-than-a41614.html