+Aa-
    Zalo

    Hé lộ thời điểm trung đoàn trang bị tên lửa Sarmat đầu tiên của Nga nhận nhiệm vụ chiến đấu

    (ĐS&PL) - Một nguồn tin của TASS tiết lộ, trung đoàn Sarmat đầu tiên hiện đang làm nhiệm vụ chiến đấu thử nghiệm trong đội hình tên lửa Uzhur của Lực lượng Tên lửa chiến lược.

    TASS dẫn thông tin từ một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Nga cho hay, trung đoàn đầu tiên được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Sarmat mới nhất sẽ nhận nhiệm vụ chiến đấu trong Lực lượng Tên lửa chiến lược của Nga vào tháng 12/2023.

    “Trung đoàn Sarmat đầu tiên, bao gồm một sở chỉ huy và một số bệ phóng sẽ làm nhiệm vụ chiến đấu trong khuôn khổ đội hình tên lửa Uzhur của Lực lượng Tên lửa chiến lược vào tháng 12 năm nay”, nguồn tin chia sẻ.

    Cũng theo nguồn tin này, song song với việc triển khai trung đoàn Sarmat, các cuộc thử nghiệm phát triển tên lửa chưa được hoàn thành sẽ tiếp tục diễn ra. Các chuyến bay thử nghiệm của tên lửa Sarmat hiện đang được thực hiện từ sân bay vũ trụ Plesetsk, cách thủ đô Moscow khoảng 800km về phía Bắc đến bãi thử Kura tại Kamchatka.

    he lo thoi diem trung doan trang bi ten lua sarmat dau tien cua nga nhan nhiem vu chien dau1
    Các chuyến bay thử nghiệm của tên lửa Sarmat hiện đang được thực hiện từ sân bay vũ trụ Plesetsk đến bãi thử Kura tại Kamchatka. Ảnh minh họa: Reuters

    Một nguồn tin khác của TASS tiết lộ, trung đoàn Sarmat đầu tiên hiện đang làm nhiệm vụ chiến đấu thử nghiệm trong đội hình nói trên.

    Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, vụ phóng đầu tiên trong khuôn khổ các cuộc thử nghiệm phát triển tên lửa Sarmat đã diễn ra thành công vào ngày 20/4/2022.

    Sarmat là hệ thống tên lửa đặt trong hầm phóng hiện đại nhất của Nga được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng hạng nặng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa này đang trong quá trình phát triển tại Trung tâm tên lửa quốc gia Makeev (thị trấn Miass thuộc vùng Chelyabinsk).

    Nặng hơn 200 tấn, Sarmat có tầm bắn khoảng 18.000 km và được phát triển để thay thế thế hệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cũ của Nga có từ những năm 1980, theo tin tức trên Aljazeera.

    XEM THÊM: Quan chức Ukraine lên tiếng về thông tin phi công quân sự đào tẩu sang Nga

    Các quan chức Nga cho biết Sarmat có thể mang tới 15 đầu đạn hạt nhân. Sarmat được cho là có giai đoạn phóng ban đầu ngắn, khiến các hệ thống giám sát có rất ít thời gian để theo dõi quá trình cất cánh của vũ khí này.

    he lo thoi diem trung doan trang bi ten lua sarmat dau tien cua nga nhan nhiem vu chien dau
    Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat có tầm bắn khoảng 18.000 km. Ảnh minh họa: AP/Aljazeera

    “Dựa trên ước tính của các chuyên gia, RS-28 Sarmat có khả năng mang đầu đạn MIRVed nặng tới 10 tấn đến bất cứ địa điểm nào trên toàn thế giới, bao gồm cả Bắc Cực và Nam Cực”, TASS hé lộ thêm về khả năng của tên lửa này.

    Đinh Kim(Theo TASS, Aljazeera)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-thoi-diem-trung-doan-trang-bi-ten-lua-sarmat-dau-tien-cua-nga-nhan-nhiem-vu-chien-dau-a600176.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phi công quân sự Ukraine đào tẩu sang Nga đang bị thẩm vấn?

    Phi công quân sự Ukraine đào tẩu sang Nga đang bị thẩm vấn?

    Nguồn tin được cung cấp từ một phi công quân sự của Nga, người này còn cho biết, phi công bị thẩm vấn là quân nhân đang tại ngũ, giữ cấp bậc "sĩ quan cấp cao" trong lực lượng của Ukraine. Hiện thông tin cụ thể về danh tính phi công này chưa được công bố chính thức.