+Aa-
    Zalo

    Hệ lụy của việc bao bọc con quá mức

    (ĐS&PL) - Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng muốn che chở, bảo vệ cho con cái mình. Tuy nhiên, việc bao bọc quá mức có thể gây ra những hệ quả khôn lường.

    Bao bọc con quá mức là khi bố mẹ luôn có xu hướng cố bảo vệ con tránh khỏi tất cả những thử thách của cuộc sống hàng ngày. Họ tìm cách che chở cho con cái mình thoát khỏi những nỗi đau về thể xác, tinh thần hoặc tình cảm. Nhiều bậc cha mẹ muốn con cái thành công mà không phải trải qua thất bại nào. Chính vì thế, họ đã vạch sẵn đường đi cho con cái. Nhiều cha mẹ quyết định mọi thứ, kể cả tương lai của đứa trẻ.

    Chúng ta vẫn nghĩ đó là do cha mẹ thương con, nhưng trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Chính sự bao bọc quá mức của bố mẹ có thể gây ra những hệ lụy khôn lường.

    he luy cua viec bao boc con qua muc
    Cha mẹ bao bọc con quá mức. Ảnh: Afamily

    Hệlụy của việc bao bọc con quá mức

    Những đứa trẻ mãi không lớn

    Theo các bác sĩ nhi khoa, việc bảo bọc con quá mức sẽ khiến đứa trẻ như bị "cầm tù" trong chính ngôi nhà của mình. Trẻ không có không gian và cơ hội để phát triển những kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng vận động và xử lý các tình huống va chạm thực tế. Khi gặp khó khăn, thay vì đối diện và tự tìm ra câu trả lời, trẻ luôn có xu hướng nhờ cha mẹ giải quyết những vấn đề của mình. Do đó sau này khi bước ra đời và đối mặt với hiện thực, đứa trẻ sẽ dễ bị tổn thương bởi những sự thật của cuộc sống xung quanh. Chúng không muốn tự mình đối diện và đương đầu với mọi khó khăn, thách thức. Từ đó, đứa trẻ sẽ trở thành một người nhu nhược, hèn nhát và không có năng lực.

    he luy cua viec bao boc con qua muc 1
    Những đứa trẻ mãi không lớn. Ảnh: Tuổi trẻ

    Trẻ thiếu tự tin và tính quyết đoán

    Ngay từ nhỏ, việc quá phụ thuộc vào cha mẹ dẫn đến những đứa trẻ không có khả năng tự giải quyết vấn đề. Theo thời gian, chính điều đó làm cho sự tự tin của trẻ ngày càng bị bào mòn. Những đứa trẻ luôn cảm thấy không tin tưởng vào bản thân. Chúng thấy bản thân thật vô dụng và không tự làm được bất cứ việc gì. Đến khi trưởng thành, những đứa trẻ trở nên do dự liên tục trong mọi quyết định. Vậy nên, đó chính là lý do vì sao mà các chuyên gia thường khuyên cha mẹ nên tập tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

    Trẻ rất dễ bị bệnh trầm cảm

    Không giống như nhiều cha mẹ lầm tưởng, bảo vệ con quá mức không phải là cách giúp trẻ cảm thấy được yêu thương nhiều hơn. Ngược lại, nỗ lực bảo vệ con của ba mẹ nhiều lúc khiến trẻ cảm thấy căng thẳng. Thậm chí có trường hợp bé sẽ cảm thấy lo lắng quá mức, từ đó dẫn đến trầm cảm.

    he luy cua viec bao boc con qua muc 2
    Vì sợ con ngã đau, bố mẹ dùng bao bọc, quấn thật nhiều chăn gối quanh người con. Ảnh minh họa

    Gặp vấn đề về các mối quan hệ

    Theo thống kê, những đứa trẻ lớn lên trong sự bao bọc quá mức của cha mẹ có khả năng gặp khó khăn trong việc duy trì sự hài hòa giữa các mối quan hệ. Trong khi các bé gái có xu hướng trì hoãn việc sống riêng hoặc tạo lập một gia đình riêng cho mình, các bé trai sẽ theo chiều hướng "bám váy" mẹ, nghe theo răm rắp những lời ba mẹ nói và không có chính kiến riêng.

    Nguy cơ phạm tội

    Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý trẻ em, những bé có xu hướng được bao bọc hoặc kiểm soát quá mức khi còn nhỏ có xu hướng chống đối xã hội và phạm pháp cao hơn so với những trẻ khác. Theo các chuyên gia, bảo vệ vừa phải và kỷ luật hợp lý là cách giúp hạn chế chiều hướng phạm tội ở trẻ em.

    Ánh Hiền (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-luy-cua-viec-bao-boc-con-qua-muc-a578715.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan