+Aa-
    Zalo

    Hoang mang bọ xít hút máu tái xuất ở TP.HCM

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Thời điểm nắng nóng như hiện tại là mùa bọ xít hút máu phát triển, tuy nhiên nhiều người ở TP HCM không nhận ra nên mặc nhiên cho chúng bay qua, bay lại.

    (ĐSPL)- Thời điểm nắng nóng như hiện tại là mùa bọ xít hút máu phát triển nhiều người ở TP HCM không nhận ra loại bọ xít hút máu người nên mặc nhiên cho chúng bay qua, bay lại.

    Tin tức từ Người lao động cho biết, anh Nguyễn Văn Minh (ngụ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 1, quận Gò Vấp) trong lúc chuẩn bị mền, gối ngủ đã phát hiện rất nhiều con bọ xít bám trên tường. Soi đèn pin nhìn kỹ, anh nhận thấy chúng có kích thước dưới 2 cm, màu sậm, đầu nhô ra trước, hai bên cánh có những sọc đỏ…

    Lúc này, anh mới nhận ra chúng là loài bọ xít chuyên hút máu nên dùng chổi đập chết. Trong lúc thông báo 7 căn nhà trọ xung quanh, anh nhận ra dưới nền nhà còn sót một vài con tương tự.

    Anh Nguyễn Văn Minh (ngụ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 1, quận Gò Vấp) trong lúc chuẩn bị mền, gối ngủ đã phát hiện rất nhiều con bọ xít bám trên tường.

    Những hộ dân sống cạnh nhà trọ anh Minh cho biết mọi người ở đây sinh hoạt rất ngăn nắp. Ngoài ra, cuối tuần còn quét dọn nên khó có điều kiện để bọ xít hút máu sinh sống.

    Chị Kiều Thị Nga (ngụ phường 1, quận Gò Vấp) cho biết: “Khi xem con bọ anh Minh bắt được, tôi mới biết đó là loài hút máu. Trước đó, tôi có thấy chúng bay qua, bay lại nhưng cứ nghĩ chẳng có gì”.

    Hiện những con bọ được người dân phát hiện đã giao nộp cho UBND phường. Đại diện phường 1 xác nhận loài côn trùng của anh Minh giết chết chính là bọ xít hút máu người.

    Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM khuyến cáo người dân không nên lo lắng, việc trước mắt là dọn dẹp nơi ở để không cho loại bọ này sinh sống. Loại bọ xít hút máu thường bay khắp nơi nên chúng có mặt khu dân cư chẳng có gì lạ. Nếu khu vực nào phát hiện trên 5 con bọ xít thì báo cho chính quyền địa phương để xử lý.

    PGS-TS Trương Xuân Lam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết thời điểm nắng nóng như hiện tại là mùa bọ xít hút máu phát triển. Sau khi người dân giết chúng xong nên mang đi đốt. Ông Lam khẳng định chưa có nghiên cứu nào chứng minh được loại bọ này có khả năng truyền bệnh sang người. "Nếu bị chúng cắn nên hạn chế gãi để không bị lở loét.

    Bọ xít hút máu là thủ phạm gây bệnh ký sinh trùng tại khu vực Mỹ La Tinh từ nhiều năm trước. Hiện bệnh dịch này đã xuất hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới trong đó có Việt Nam.

    "Thông thường nếu thấy một vài con thì người dân nên tìm và giết bằng các phương pháp thủ công. Trường hợp phát hiện một ổ lớn, nên báo cáo để cơ quan có chức năng tiến hành phun thuốc diệt chúng. Phun thuốc hóa học không đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nhất là sử dụng thuốc trong phòng ngủ", ông Lam cho biết thêm.

    Bọ xít hút máu là thủ phạm gây bệnh ký sinh trùng tại khu vực Mỹ La Tinh từ nhiều năm trước. Hiện bệnh dịch này đã xuất hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới trong đó có Việt Nam.

    Tại Việt Nam, bọ xít hút máu người đã tồn tại từ rất lâu nhưng mới được phát hiện từ năm 2011. Hiện nay, loài bọ xít này đã phát tán tại ít nhất 20 tỉnh, riêng Hà Nội được ghi nhận tại 29 quận, huyện.

    Đức An (Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]xHtsCx9lLL [/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoang-mang-bo-xit-hut-mau-tai-xuat-o-tphcm-a103545.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.