+Aa-
    Zalo

    Học giả TQ: Phương Tây-Nga "bất phân thắng bại" ở Ukraine

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đánh giá về cuộc đối đầu Nga-phương Tây ở Ukraine, giới học giả Trung Quốc cho là "bất phân thắng bại", nhưng Nga sẽ chiến thắng nếu chiến tranh nổ ra.

    Đánh giá về cuộc đối đầu Nga-phương Tây ở Ukraine, giới học giả Trung Quốc cho là "bất phân thắng bại", nhưng Nga sẽ chiến thắng nếu chiến tranh nổ ra.
    Trong một loạt cuộc biểu tình, xung đột bạo lực và đổ máu, tổng thống hợp pháp bị cách chức, phe đối lập thành lập chính phủ mới lên cầm quyền. Ukraine đã trở thành nơi đối đầu giữa đông và tây. Cuộc khủng hoảng Ukraine rốt cuộc như thế nào? Có ảnh hưởng gì tới các nước xung quanh?
    Nga coi là Ukraine "lãnh địa", Âu-Mỹ "cướp" địa bàn
    Về nguyên nhân đằng sau cuộc xung đột ở Ukraine, một chuyên gia Trung Quốc cho rằng, việc phát sinh vấn đề Ukraine là kết quả tác động tổng hợp của một loạt nhân tố phức tạp cả trong và ngoài nước.
    Học giả TQ: Phương Tây-Nga

    Học giả TQ: Phương Tây-Nga "bất phân thắng bại" ở Ukraine

    Nhìn vào nhân tố trong nước, khủng hoảng kinh tế, chính trị dân chủ không ổn định, "bố già" tham chính, tham nhũng nghiêm trọng khiến con người ngày càng bất mãn với hiện trạng xã hội và chính quyền.
    Nhưng, về bản chất, vấn đề Ukraine là sự phản ánh trực tiếp của xã hội Ukraine về con đường phát triển và sự đối lập giữa hai bên trong việc lựa chọn quan điểm giá trị.
    Miền tây Ukraine có cội nguồn lịch sử văn hóa, tôn giáo với châu Âu, chủ trương quay trở về châu Âu; trong khi đó ở miền đông và miền nam, người dân tộc Nga chiếm tỷ lệ đa số, đặc biệt là Crimea có gần 67\% cư dân là người thuộc dân tộc Nga, đương nhiên càng nghiêng về Nga.
    Nhìn vào nhân tố quốc tế, vấn đề Ukraine là tiêu điểm tranh giành giữa Nga với phương Tây, Nga coi Ukraine là một mắt xích quan trọng trong việc nhất thể hóa Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và xây dựng Liên minh Âu-Á, trong khi đó phương Tây chủ trương kết nạp Ukraine vào NATO và EU, Ukraine trong chuyển đổi gian nan không thể tránh được rơi vào trạng thái "tìm kiếm sự sinh tồn trong kẽ hở".
    Đối với Nga, không gian hậu Xô viết vẫn là phạm vi ảnh hưởng truyền thống của họ, nhất là khi NATO, EU mở rộng đến Trung và Đông Âu, biển Baltic. Mất Ukraine là điều Moscow khó mà tưởng tượng.
    Giống như Brzezinski đã nói, mất đi Ukraine thì Nga không thể trở thành một đế quốc. Trong tiến trình nhất thể hóa Cộng đồng các quốc gia độc lập và xây dựng Liên minh Âu-Á do Tổng thống Putin thúc đẩy, Ukraine với tư cách là "ba anh em Slavơ" sẽ phát huy vai trò quan trọng.
    Nhưng, từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, thách thức vị thế lãnh đạo của Nga ở không gian hậu Xô viết, tìm cách kiếm lợi ích ở khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập trở thành một đặc điểm lớn đấu đá giữa phương Tây và Nga.
    Một loạt "đợt tấn công" như NATO mở rộng về phía đông, EU cũng mở rộng về phía đông, cách mạng màu, phòng thủ tên lửa liên tiếp "kéo" đến, Ukraine tự nhiên trở thành một trọng điểm lớn tranh thủ của phương Tây.
    Xung đột nổ ra ở Ukraine lần này chính là một vòng khủng hoảng tiếp theo gây ra bởi phương Tây có ý đồ đưa Ukraine vào khuôn khổ của EU.
    2. Khả năng chia cắt đất nước Ukraine
    Cùng với cuộc khủng hoảng trở nên sâu sắc hơn, vấn đề liên quan đến ly khai ở Ukraine gây ra sự lo ngại cho cộng đồng quốc tế.
    Sớm nhất là thành phố miền tây Lviv tuyên bố độc lập, ngay sau đó là nước Cộng hòa tự trị Crimea quyết định cuối tháng tổ chức thảo luận trưng cầu dân ý việc tiếp tục giữ lại địa vị nước Cộng hòa tự trị của Ukraine hay trở thành quốc gia độc lập hoặc sáp nhập vào Nga, bang Donetsk - quê hương của Yanukovych cũng tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu dân ý quyết định địa vị của bang này, một loạt dấu hiệu ly khai nổi lên.
    Nhưng, nhìn vào lịch sử, từ khi thành lập quốc gia vào thế kỷ 9 sau Công nguyên đến nay, lịch sử Ukraine chính là một bộ lịch sử bị dân tộc nước ngoài xâm chiếm, chia cắt và nô dịch, duy trì một quốc gia thống nhất - ý thức căn bản này vẫn chiếm vị thế chủ đạo.
    Quay trở về châu Âu hay nương tựa vào Nga, chủ yếu là phương hướng ưu tiên của chính sách đối ngoại, về căn bản, vấn đề con đường, mô hình phát triển và quan niệm giá trị tương đồng không xung đột với bản sắc quốc gia.
    Bản sắc quốc gia không phải là bản sắc dân tộc, sự thừa nhận của quan niệm giá trị không phải là bản sắc quốc gia, phương hướng ưu tiên của chính sách đối ngoại càng không thể thay thế bản sắc quốc gia.
    Cuộc thăm dò ý kiến đầu thập niên 90 của thế kỷ trước cho thấy, 80\% người Crimea chủ trương tách khỏi Ukraine. Cho nên, một khi Crimea trưng cầu ý kiến toàn dân, địa vị tương lai rất có thể tương tự như South Ossetia và Abkhazia.
    Chỉ cần chính quyền mới không cưỡng chế thúc đẩy thực hiện "Ukraine hóa" ở khu vực nói tiếng Nga ở miền đông, khả năng ly khai toàn bộ Ukraine không lớn.
    Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, phương Tây và Nga đều không muốn Ukraine chia cắt. Xét đến vị thế địa-chiến lược quan trọng của Ukraine, Nga và phương Tây đều muốn duy trì tính hoàn chỉnh của Ukraine và coi đó là "trọng lượng" để mình đối đầu với bên kia, sự chia cắt của Ukraine sẽ gây ra phiên bản tiếp theo cho địa-chính trị châu Âu, cái giá phải trả là điều mà Nga và phương Tây đều không muốn nhìn thấy.
    Bên nào có cơ thắng cuối cùng?
    Về việc ai là người có cơ thắng cuối cùng trong cuộc tranh đoạt phạm vi ảnh hưởng này, có chuyên gia cho rằng, sau cuộc chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008, cuộc khủng hoảng Ukraine tiếp tục đưa Nga và phương Tây vào ván cờ mới. Nhìn một cách toàn diện, Nga và phương Tây "có được có mất, không phân thắng bại" trong vấn đề Ukraine.
    Phương Tây có tiền lệ thành công cách mạng màu ở Ukraine, Nga cũng có khả năng "xoay chuyển càn khôn" ở Ukraine. Phương Tây thông qua chế độ chính  trị, văn hóa và quan niệm giá trị để thu hút Ukraine, Nga dựa vào ràng buộc kinh tế, nguồn năng lượng và tài nguyên để kiểm soát Ukraine.
    Nhìn vào kết quả cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, chính quyền thân Nga Yanukovych đã ra đi, chính quyền lâm thời thân phương Tây lên nắm quyền, Nga tạm thời ở "thế hạ phong", nhưng điều này không hề có nghĩa là kết quả cuối cùng. Việc Nga "lật ngược thế cờ" cũng không phải là hoàn toàn không có khả năng.
    Thông qua điện đàm dài tới 90 phút với Tổng thống Mỹ Barack Obama, đối mặt với mối đe dọa "thuyết trả giá" của phương Tây, Nga không hề dao động, sau sự "thận trọng" và "lặng im" ngắn ngủi, ông Putin tuyên bố thẳng rằng đã chuẩn bị tốt "sử dụng lực lượng quân sự, cho đến khi tình hình kinh tế, chính trị và xã hội Ukraine khôi phục ổn định".
    Thái độ này rõ ràng cho thấy, đối với vấn đề Ukraine, Nga không chỉ muốn kiểm soát, mà còn muốn kiểm soát đến cùng, kiểm soát đến khi Ukraine khôi phục ổn định.
    Nga điều quân ở Ukraine có điều kiện có lợi tự nhiên, Hạm đội Biển Đen đóng quân ở Crimea, có ưu thế trời cho có thể nhanh chóng kiểm soát tình hình. Ukraine sau độc lập cho dù có được một khoản tài sản quân sự to lớn từ Liên Xô cũ, nhưng đối đầu với Nga còn kém xa, trông chờ vào sức mạnh quân sự của phương Tây để bảo vệ Ukraine - khả năng này rất nhỏ.
    Cho dù Putin cho biết đưa quân đến Ukraine chỉ là biện pháp cực đoan cuối cùng, nhưng cuộc chiến bảo vệ Ukraine một khi nổ ra, người thắng chỉ có thể là Nga.
    Ngoài có thể xuất quân, Nga còn có thể áp dụng các biện pháp có hiệu quả như phong tỏa về kinh tế, cắt đứt cung cấp năng lượng, nâng cao thuế quan, thúc giục trả nợ để trừng phạt Ukraine.
    Nhìn quay trở lại phương Tây, bất kể là EU hay Mỹ, họ đều thiếu biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với Nga, ngoài lên tiếng cảnh cáo thì hầu như không có biện pháp nào khác có hiệu quả.
    Cho dù phương Tây áp dụng mô hình tương tự như sau chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008: NATO triệu tập hội nghị khẩn cấp chuẩn bị đóng băng quan hệ với Nga, thúc giục Nga rút quân, chấm dứt hợp tác quân sự có liên quan, đồng thời tập kết lực lượng quân sự ở khu vực Biển Đen, nhưng sự thực đã chứng minh tất cả các biện pháp này có hiệu quả rất nhỏ.
    Hiện nay, biện pháp đáp trả của Mỹ là tuyên bố tạm thời chấm dứt hợp tác với Nga về quân sự, chấm dứt đối thoại thương mại và đầu tư, 7 nước phương Tây còn đe dọa sẽ "trục xuất" Nga khỏi G8. Nhưng, những biện pháp này hoàn toàn không thể làm lung lay quyết tâm bảo vệ lợi ích chiến lược cốt lõi của Nga.
    Trên thực tế, phương Tây muốn giải quyết lâu dài vấn đề Ukraine không tách rời sự tham gia của Nga, bất cứ tư tưởng nào muốn bỏ qua Nga để độc lập giải quyết vấn đề Ukraine đều sẽ chứng minh là thất bại.
    Cuộc khủng hoảng Ukraine đi về đâu?
    Về xu hướng tương lai của cuộc khủng hoảng Ukraine, vấn đề quan tâm phổ biến của cộng đồng quốc tế là, cuộc khủng hoảng Ukraine phải chăng sẽ gây ra cuộc chiến tranh ở Ukraine và quan hệ Nga-phương Tây làm thế nào để khôi phục?
    Trước hết, vấn đề Ukraine mặc dù đã phát triển thành khủng hoảng Ukraine, nhưng khủng hoảng Ukraine sẽ không đi đến chiến tranh Ukraine. Chiến tranh Ukraine là kết cục đều không muốn nhìn thấy của Ukraine, Nga, phương Tây và toàn bộ cộng đồng quốc tế.
    Nhìn vào tình hình hiện nay, mặc dù Hội đồng Liên bang Nga trao quyền cho Tổng thống Putin sử dụng sức mạnh quân sự, nhưng thái độ của ông Putin là thận trọng, cho thấy không muốn xảy ra chiến tranh với Ukraine, biện pháp quân sự chỉ là biện pháp cuối cùng được xem xét. Vì vậy, khả năng cuộc khủng hoảng Ukraine phát triển thành chiến tranh Ukraine là không lớn.
    Ngoài ra, chính phủ quá độ ở Ukraine đã được phương Tây thừa nhận, Yanukovych không có bất cứ tiền đồ chính trị nào như ông Putin nói, không thể quay trở lại Ukraine. Nếu chính phủ quá độ xử lý phù hợp, không áp dụng các hành động cực đoan chọc giận Nga và người dân khu vực nói tiếng Nga, có khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống.
    Phe đối lập một khi có được vị thế cầm quyền có khả năng quay lại ký kết hiệp định liên kết với EU, nhưng tiền đề của họ - một là không nên chọc giận quá mức đối với Nga, hai là có thể xử lý khủng hoảng kinh tế và tài chính trong nước, bao gồm vấn đề cung ứng năng lượng.
    Giữa Nga và EU, thái độ của chính phủ mới sẽ không phải là "lựa chọn ai", chỉ có thể là nghiêng nhiều hơn về EU trên cơ sở tôn trọng lợi ích của Nga.
    Cuối cùng, trong cuộc đối đầu khủng hoảng Ukraine, Nga và phương Tây sẽ không xảy ra xung đột vũ trang. Ukraine khác với Gruzia, Ukraine là một trong "ba anh em Slavơ" Nga-Belarus-Ukraine, Gruzia thì không như vậy. Ukraine năm 2014 cũng khác với Gruzia năm 2008. Trong năm 2008, Gruzia trước tiên phát động tấn công, nhưng Ukraine hiện nay không làm như vậy.
    Vì vậy, quan hệ Nga-phương Tây sẽ không xấu đi, chỉ cần phương Tây nhận thức được việc xử lý vấn đề Ukraine phải có sự tham gia của Nga, Moscow thận trọng về sử dụng sức mạnh quân sự. Hy vọng rằng Nga và phương Tây vẫn nằm trong trạng thái "vừa hợp tác, vừa đối đầu".
    Theo GDVN
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoc-gia-tq-phuong-tay-nga-bat-phan-thang-bai-o-ukraine-a24565.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.