+Aa-
    Zalo

    Hồi âm bài "Hàng loạt công ty có dấu hiệu lừa đảo XKLĐ"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau khi báo Đời sống và Pháp luật phản ánh: "Cơ quan công an vào cuộc xác minh hàng loạt công ty có dấu hiệu lừa đảo xuất khẩu lao động", toà soạn Báo đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả.

    (ĐSPL) - Sau khi báo Đời sống và Pháp luật phản ánh: "Cơ quan công an vào cuộc xác minh hàng loạt công ty có dấu hiệu lừa đảo xuất khẩu lao động", toà soạn Báo đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả.

    PV đã trực tiếp đi điều tra, phát hiện, một số đơn vị có tên trong danh sách Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội đề nghị cơ quan công an kiểm tra hoạt động không đúng với chức năng vẫn. Tuy nhiên, các đơn vị này vẫn tiếp tục vi phạm.

    Núp bóng đào tạo ngoại ngữ, du học

    Sau khi báo đăng tải, đại diện của trường cao đẳng Nguyễn Văn Trỗi (69 Đoàn Hữu Trưng, phường Hòa An, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) có ý kiến phản hồi: Trường có văn bản hợp tác với phía Đức... Không biết PV lấy thông tin ở đâu mà lại thông tin như vậy... Còn đại diện của ban lãnh đạo trường cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo thì cho rằng, báo đăng làm ảnh hưởng tới trường. Trường không đưa người đi lao động ở nước ngoài mà chỉ dạy tiếng theo hợp đồng mà thôi.

    Trước phản ứng của trường Nguyễn Văn Trỗi và Trần Hưng Đạo, sau khi đối chiếu với tài liệu cũng như thu thập của PV, có thể khẳng định, thứ nhất, trường cao đẳng Nguyễn Văn Trỗi có tên trong 9 đơn vị mà Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), Bộ LĐ,TB&XH gửi Bộ Công an xác minh, làm rõ những việc làm không đúng của trường này trong hoạt động đào tạo nghề, hợp tác lao động với nước ngoài. Văn bản này do ông Tống Hải Nam, Phó cục trưởng Cục QLLĐNN ký.

    (bgiay)Hồi âm bài

    Văn bản của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

    Thứ hai, với trường Trần Hưng Đạo, đại diện của cục QLLĐNN khẳng định, trường này có tên trong danh sách cần xác minh vì có hành vi vi phạm trong tuyển dụng lao động. Trong danh sách các đơn vị làm dịch vụ đưa thực tập sinh đi thực tập tại Nhật Bản của Cục không có trường Trần Hưng Đạo, vậy mà trường vẫn tuyển dụng, dạy tiếng là vi phạm.

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, đơn vị này đang có chương trình hợp tác với công ty Vidaco JSC tuyển dụng thực tập sinh khối ngành Du lịch dịch vụ (phụ bàn, phụ bếp, phụ buồng, nhân viên bar...). Trường đứng ra đào tạo tiếng Nhật và văn hóa Nhật cho ứng viên. Nếu học viên thi đỗ sẽ được ký hợp đồng với các công ty Nhật để đi thực tập tại các nhà hàng, khách sạn của Nhật Bản trong khoảng thời gian 1 năm rồi trở về Việt Nam để học tiếp và lấy bằng cao đẳng. Sau đó các đơn vị, doanh nghiệp của Nhật sẽ sang Việt Nam để tuyển dụng số này đi làm việc tại Nhật Bản. Kinh phí đào tạo tiếng Nhật và văn hóa Nhật là 4.000 USD, ngoài ra còn phải đóng học phí cho nhà trường theo quy định. Hoạt động này là vi phạm.

    Còn với trường Nguyễn Văn Trỗi, sau khi báo đăng là có tên trong 9 đơn vị bị công an xác minh, tại trang website của trường vẫn đăng tin tuyển tu nghiệp sinh đi làm việc tại CHLB Đức. Trong mục đối tượng tuyển sinh có ghi rõ, tuyển dụng các ngành xây dựng, điều dưỡng, cơ điện tử và điện công nghiệp. Học viên phải đào tạo tiếng Đức trong khoảng 6 tháng tại trường. Khi vượt qua vòng sơ tuyển sẽ được đăng ký tham gia khóa học tiếng Đức và thi chứng chỉ B1 của viện Goethe. ứng viên đạt yêu cầu sẽ làm thủ tục visa và đi đào tạo nâng cao tay nghề 24 tháng tại Đức. Học viên sẽ được ký hợp đồng làm việc 3 năm sau khi có chứng chỉ nghề do phòng Thương mại và nông nghiệp (CHLB Đức cấp) với mức lương khoảng 1.500 - 2.200 euro/tháng.

    Trung tâm Hợp tác Việt Đức FUU SACHSEN VIETNAM (số 36/36 Đào Tấn - Ba Đình - Hà Nội), một trong chín đơn vị bị xác minh vì hoạt động không đúng với quy định, PV tìm hiểu, thấy trung tâm này không tuyển lao động đi làm việc tại Đức nhưng đứng ra đào tạo ngoại ngữ cho những ai có nhu cầu đi làm việc tại Đức. Sau quá trình đào tạo, sẽ có các đơn vị tại Đức trực tiếp đến tuyển sinh, nếu đạt yêu cầu thì có thể xuất cảnh với diện vừa học vừa làm. Một nhân viên cho biết, hiện nay trung tâm không nhận đào tạo thêm ngoại ngữ đối với đối tượng điều dưỡng viên vì đã tuyển đủ số lượng.

    Nhân viên của Trung tâm tư vấn và đào tạo ngoại ngữ Việt Đức ICC (103 B3 khu đô thị Đại Kim - Q.Hoàng Mai - TP. Hà Nội) khẳng định, Trung tâm không tuyển người đi xuất khẩu lao động mà là chương trình Hợp tác của công ty với các trường đào tạo ở bên Đức. Theo đó, chi phí đào tạo ngoại ngữ và chuyên môn là 7.000 euro. Nếu thi đỗ thì sẽ phải nộp thêm 4.000 euro để làm kinh phí sinh hoạt tại Đức. Sau khoảng 2 - 3 năm đào tạo tại Đức, học viên sẽ phải thi chứng chỉ về điều dưỡng. Học viên thi đỗ sẽ được làm thủ tục ở lại làm việc với mức lương mỗi tháng khoảng 50 - 70 triệu đồng (tiền Việt Nam). Công ty này khẳng định, đối với trường hợp chưa đào tạo về ngành y cũng có thể đi học ngành điều dưỡng.

    Vẫn công khai tuyển dụng

    Tiếp tục điều tra các đơn vị có tên trong danh sách bị xác minh vi phạm hoạt động chưa đúng, PV phát hiện một số đơn vị vẫn tiếp tục tuyển dụng và tổ chức đào tạo, dạy ngoại ngữ cho người có nhu cầu đi làm việc tại Đức và Nhật. Trong khi đó, công văn số 1423/QLLĐNN - NBCAĐNA của Cục QLLĐNN ghi rõ: "Hiện tại, cục QLLĐNN là đơn vị đầu mối duy nhất tại Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức hợp tác quốc tế CHLB Đức thực hiện chương trình tuyển chọn, đào tạo và đưa ứng viên điều dưỡng Việt Nam sang học tập và làm việc tại CHLB Đức".

    Trong vai một sinh viên đã ra trường, chúng tôi đến trung tâm Nghiên cứu chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Nerse Center) tại tầng 3, cư xá Faecbook, số 1, đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội hỏi về việc học và đi làm ở Đức, phát hiện công ty này vẫn đang có chương trình tuyển chọn điều dưỡng viên đi Đức. Y.N. nhân viên của Trung tâm đưa cho chúng tôi xem hồ sơ pháp lý của công ty, nói: "Chương trình đi theo Viện tư nhân nhưng cũng giống chương trình của Bộ (bộ LĐ, TB&XH)".

    Cô nhân viên Y.N. cho rằng, ứng viên chưa đào tạo về ngành y vẫn có thể đi bằng cách học chương trình chuyển đổi sang điều dưỡng. Một khóa học chuyển đổi khoảng 11 triệu đồng, tiền này đóng vào trường trung cấp Y dược Phạm Ngọc Thạch, ngay trong đại học Y Hà Nội. Quá trình học chuyển đổi được kết hợp với việc học ngoại ngữ, mỗi khóa giáo trình là 8 tháng, học viên phải có bằng B2 mới được đi. Y.N. cho biết: "Một số bạn học ở đại học Xây dựng và Sân khấu điện ảnh cũng nộp hồ sơ học chuyển đổi". Y.N. cho biết: "Thời gian học tập tại Đức kéo dài 5 năm. Học viên phải được đào tạo về chuyên môn để lấy chứng chỉ điều dưỡng quốc tế do Đức và khối EU cấp".

    Không được phép vẫn khẳng định đưa được người sang Đức(!?)

    Trong khi công văn số 1423/QLLĐNN - NBCAĐNA của Cục QLLĐNN ghi rõ: "Hiện tại, Cục QLLĐNN là đơn vị đầu mối duy nhất tại Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức hợp tác quốc tế CHLB Đức thực hiện chương trình tuyển chọn, đào tạo và đưa ứng viên điều dưỡng Việt Nam sang học tập và làm việc tại CHLB Đức". Thế mà Y.N. khẳng định, việc đưa điều dưỡng viên đi Đức rất dễ dàng. Kinh phí là 250 triệu đồng trọn gói.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-am-bai-hang-loat-cong-ty-co-dau-hieu-lua-dao-xkld-a69893.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan