+Aa-
    Zalo

    Hôm nay (24/1), mở lại phiên tòa xử vụ tranh chấp bản quyền truyện Thần đồng đất Việt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau gần 1 tháng tạm hoãn, hôm nay (24/1), phiên tòa xử vụ tranh chấp bản quyền truyện Thần đồng đất Việt chính thức được TAND quận 1 (TP.HCM) mở lại.

    Sau gần 1 tháng tạm hoãn, hôm nay (24/1), phiên tòa xử vụ tranh chấp bản quyền truyện Thần đồng đất Việt chính thức được TAND quận 1 (TP.HCM) mở lại.

    Sáng 24/1, TAND quận 1 (TP.HCM) mở lại phiên tòa xét xử vụ tranh chấp quyền tác giả bộ truyện Thần đồng đất Việt, giữa nguyên đơn là ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) và bị đơn là Công ty Phan Thị (Giám đốc là bà Phan Thị Mỹ Hạnh).

    Trước đó, ngày 28/12/2018, do phía bị đơn vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên toà nên HĐXX quyết định hoãn phiên toà.

    Hai bên đương sự tại tòa. Ảnh: PLO

    Gần 9h sáng phiên tòa bắt đầu, rất đông người đến tham dự phiên tòa. Phòng xử B (tầng trệt) tại trụ sở TAND quận 1 khá nhỏ nên không đủ cho những người đến tham dự. Rất đông người phải ngồi bên ngoài phòng, ngóng vào cửa bên hông theo dõi phiên xử.

    Tại tòa, ông Linh trình bày các yêu cầu khởi kiện. Ông Linh yêu cầu xác định ông là tác giả duy nhất của các hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo trong bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt từ tập 1 đến tập 78, yêu cầu Phan Thị không sáng tác các biến thể khác dựa trên các nhân vật của bộ truyện này.

    Ông yêu cầu Công ty Phan Thị không được làm các biến thể của các nhân vật từ các tập tiếp theo; đề nghị bà Hạnh phải xin lỗi công khai ông và độc giả của Thần đồng đất Việt trên một số báo...

    Rất đông người phải ngồi ngoài, theo dõi vụ án qua cửa bên hông phòng xử. Ảnh: PLO

    Đáp lại, đại diện bị đơn đề nghị bác các yêu cầu của nguyên đơn. Theo bị đơn, ông Linh không phải là tác giả, ông Linh chỉ là một thành viên của nhóm vẽ, bà Hạnh mới chính là người lên ý tưởng.

    Việc bà Hạnh có ý tưởng thực hiện bộ truyện từ trước khi ông Linh vào công ty Phan Thị làm việc.

    Theo bị đơn, Thần đồng đất Việt mang dấu ấn của bà Hạnh. Vì bà Hạnh không phải họa sĩ nên cần có một người vẽ ra thật thể hóa ý tưởng của mình. Quá trình tạo ra các nhân vật gồm nhiều người trong đó có Lê Linh, bà Hạnh luôn theo sát.

    Ông Lê Phong Linh tại phiên xử ngày 28/12. Ảnh: Zing.vn

    Ông Linh đã ký vào thỏa thuận ông và bà Hạnh là đồng tác giả. Sau đó, Cục Bản quyền cũng đã công nhận ông Linh và bà Hạnh là đồng tác giả. Việc ông Linh khởi kiện nhằm hạ uy tín của công ty Phan Thị và chiếm đoạt Thần đồng đất Việt...

    Gần cuối tháng 12/2018, họa sĩ Lê Linh đưa lên mạng xã hội thông tin về vụ tranh chấp tác quyền Thần đồng đất Việt kéo dài 12 năm. Theo đó, họa sĩ Lê Linh bắt đầu vẽ Thần đồng đất Việt vào năm 2002. Đến năm 2006, giữa họa sĩ và Phan Thị xảy ra tranh chấp về tác quyền của truyện này.

    Tháng 4/2007, Lê Linh chính thức gửi đơn kiện Công ty Phan Thị, yêu cầu Phan Thị công nhận ông là tác giả duy nhất với các hình vẽ các nhân vật trong truyện này chứ không phải là đồng tác giả với bà Phan Thị Mỹ Hạnh như hồ sơ đăng ký bản quyền mà phía Phan Thị đưa ra. Tác giả Lê Linh cũng yêu cầu công ty Phan Thị không tiếp tục sáng tác bộ truyện Thần đồng đất Việt.

    Khi Lê Linh đưa những thông tin về vụ kiện lên mạng xã hội, đại diện phía Phan Thị cho rằng “không đúng sự thật”, Phan Thị luôn có mặt ở các buổi hoà giải.

    Trong khi vụ kiện này chưa được giải quyết, phía Phan Thị kiện ngược lại họa sĩ Lê Linh đã dùng hình ảnh nhân vật Trạng Tý (theo Phan Thị nhân vật này thuộc quyền khai thác của họ) để tạo ra nhân vật Long Tinh trong truyện Long thánh.

    Nguyễn Phượng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hom-nay-241-mo-lai-phien-toa-xu-vu-tranh-chap-ban-quyen-truyen-than-dong-dat-viet-a260746.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan